Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 05:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Đẩy mạnh liên kết, phối hợp trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt

Thứ sáu, 12/08/2022 13:08

TMO - Thực trạng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của nước ta đang ngày càng gia tăng, công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt vẫn còn nhiều bất cập. Các chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam kiến nghị cơ quan chức năng cần kiện toàn mô hình phối hợp nhà nước và doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Sáng 12/8, tại Hà Nội, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức hội thảo “Tăng cường sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt”. Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn các ý kiến chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan quản lý từ đó để xuất các giải pháp về cơ chế chính sách phù hợp thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) ở nước ta.

Hội thảo được tổ chức nhằm tham vấn các ý kiến, từ đó đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách phù hợp, thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH 

Tại hội thảo, GS.TS.NGND Trần Hiếu Nhuệ, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho hay, Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Sự gia tăng dân số kéo theo khối lượng lớn chất thải rắn sinh hoạt phát sinh, điều này gây ra áp lực lớn trong công tác thu gom, xử lý chất thải. 

Theo ước tính, trên cả nước lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khoáng 60.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm. Bên cạnh đó, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100 nghìn tấn rác thải điện tử.

Trước thực trạng trên, những năm qua Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng với các bộ, ngành và địa phương liên quan đã có rất nhiều nỗ lực nhằm tăng cường năng lực thu gom vận chuyển và giảm thiểu tác động của chất thải rắn sinh hoạt như: các giải pháp về công nghệ, truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng, ưu đãi về thuế, phí; khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thu gom và xử lý rác thải, đặc biệt là rác thải nhựa dùng một lần với phương châm “rác là nguồn tài nguyên...”

Tuy nhiên bên cạnh các tác động tích cực còn nhiều hạn chế như: phân loại rác tại nguồn mới mang tính thử nghiệm, chưa nhân rộng được; sự tham gia của các thành phần doanh nghiệp và cộng đồng cư dân với hạt nhân là hộ gia đình chưa đủ mạnh và phát huy hết năng lực, tiềm năng vốn có…

Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển xử lý chất thải rắn sinh hoạt, Giáo sư, Tiến sỹ Trần Hiếu Nhuệ, cho rằng, hiện nay còn nhiều rào cản đối với sự tham gia của doanh nghiệp và hộ gia đình trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, ngân sách dành cho quản lý CTRSH còn khó khăn ở nhiều địa phương, quy mô phát sinh chất thải rắn nhỏ trong khi việc liên kết vùng hạn chế, nên khó thu hút các doanh nghiệp tư nhân với công nghệ hiện đại.

GS Nhuệ cho rằng cần kiện toàn mô hình phối hợp nhà nước và doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt.

Ngoài ra theo quy định các tổ chức, đơn vị được nhà sản xuất nhập khẩu thuê để thực hiện tái chế phải đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, trong khi nhiều cơ sở tái chế ở nước ta đang là cơ sở phi chính thức, quy mô hộ gia đình ở các làng nghề. Đồng thời, các nhà đầu tư chưa thực sự quan tâm đến lĩnh vực này do lợi nhuận thấp, rủi ro cao trong khí đó các quy định cụ thể trong chính sách chưa đủ hấp dẫn đầu tư tư nhân...

Do đó, theo GS Trần Hiếu Nhuệ cần tăng cường đầu tư, phát triển hạ tầng kỹ thuật và công nghệ đáp ứng tốt cho thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH theo quy định của pháp luật; Tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức phổ biến pháp luật về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia quản lý CTRSH; Thúc đẩy liên kết các doanh nghiệp tư nhân trong quản lý CTRSH.... 

Đồng thời, cần kiện toàn mô hình phối hợp nhà nước với doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia quản lý CTRSH bao gồm công tác giám sát, hậu kiểm quá trình và kết quả thực hiện các dịch vụ quản lý CTRSH liên quan và pháp lý hóa để áp dụng thực tế. 

Nghiên cứu, đề xuất mô hình tiên tiến doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, PGS.TS Trịnh Thị Thanh, Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giới thiệu chi tiết một số mô hình đang được thực hiện tại Việt Nam như: Mô hình “Hợp tác xã vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn phường”; Mô hình đội tự quản thu gom rác thải tại nông thôn; Mô hình thu gom, phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt thải đầu người “ Hố ủ chất thải rắn sinh hoạt thành phần hữu cơ”; Mô hình “ Thu gom, phân loại xử lý chất thải rắn sinh hoạt thải” gây quỹ sinh hoạt Chi đoàn...

Nhiều mô hình tiên tiến doanh nghiệp và hộ gia đình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đã được triển khai tại các địa phương 

Bên cạnh đó, PGS.TS Trịnh Thị Thanh nhấn mạnh tới các nguyên tắc chung khi áp dụng các mô hình quản lý chất thải. Theo đó, cơ quan chức năng nên sớm tiến hành thu phí vệ sinh theo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt, việc này sẽ đẩy nhanh tiến độ phân loại chất thải rắn sinh hoạt thải sinh hoạt tại nguồn và khuyến khích người dân giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, thúc đẩy tái chế chất thải rắn sinh hoạt. 

Ngoài ra, cơ quan chức năng cần công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, lựa chọn doanh nghiệp cung ứng dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt, theo đó, dần hạn chế hình thức đặt hàng, giao kế hoạch cung ứng dịch vụ chất thải rắn sinh hoạt cho các doanh nghiệp nhà nước, tiến tới để giá đấu thầu quyết định đơn vị trúng thầu.

Đối với các chủ nguồn thải phát sinh chất thải rắn sinh hoạt cần phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cùng nâng cao ý thức, hành vi bảo vệ môi trường trên nguyên tắc mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và người gây ô nhiễm cùng người hưởng lợi đều phải trả tiền. 

Các đại biểu cũng thảo luận những nội dung trọng tâm liên quan đến pháp luật, chính sách hiện hành thúc đẩy doanh nghiệp và hộ gia đình tham gia quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam; Những bất cập trong cơ chế, chính sách trong công tác kiểm tra, giám sát của đoàn thể nhân dân đối với việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt...

TS. Nguyễn Ngọc Sinh, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cho rằng, ý kiến của các đại biểu nêu trong hội thảo đều là những tâm huyết rất có ý nghĩa trong bối cảnh Việt Nam đang không ngừng nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm giải quyết bài toán về ô nhiễm môi trường cũng như thực hiện cam kết với quốc tế sẽ đưa phát thải ròng về "0" vào năm 2050. Những ý kiến của các chuyên gia sẽ được tổ thư ký tổng hợp, gửi kiến nghị đến cơ quan quản lý nhà nước xem xét.

 

 

Nguyễn Ngọc 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline