Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 16:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

Đâu cứ phải cúng, đốt nhiều đồ vàng mã mới tỏ lòng thành kính, có lộc, phát tài…?

Thứ bảy, 14/01/2023 14:01

TMO - Hàng năm, ở nước ta vào các dịp Mồng Một đầu tháng và ngày Rằm giữa tháng, thường là các gia đình hay cũng lễ kèm theo tục đốt hoá vàng mã. Không chỉ cúng lễ tại gia, nhiều người còn đi tới các chùa chiền, miếu phủ…, để thắp nhang dâng cúng lễ vật, và một việc song hành không thể thiếu được, đó là sau khi cúng xong họ cũng đốt hoá vàng mã.

Các dịp lễ Tết trong năm mà người dân ta cúng rồi đốt vàng mã nhiều nhất phải kể tới, đó là: Tết Nguyên Đán, Rằm Tháng Giêng, Rằm Tháng Bảy, ngày Ông Táo về Trời 23 Tháng Chạp... Còn nhớ, ngày xưa, khi kinh tế còn nghèo khó, tiền bạc ít nên việc đốt nhiều vàng mã cũng khó lòng thực hiện được, mà mỗi gia đình chỉ mua sắm một ít cho đủ đầy lễ vật mà thôi. Ngày nay, khi mà điều kiện kinh tế nhà ai cũng khá giả lên thì người ta thường mua rất nhiều đồ mã để cúng lễ rồi hoá để “gửi” sang… “Thế giới bên kia” cho thần linh, cho người thân quá cố. Khi đã thành trào lưu theo kiểu ‘đua” nhau, mà gia đình nhà nào cúng và đốt ít vàng mã thì bị xem là… hà tiện, xem là “không chu đáo” với ông bà tiên tổ, vì vậy trong vấn đề tâm linh này cũng luôn có sự ganh đua ngầm nhau, khiến cho thị trường đồ mã luôn đắt hàng.

Đốt vàng mã không đúng nơi quy định tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, ảnh hưởng đến người xung quanh và gây ô nhiễm môi trường. 

Không ít người còn có suy nghĩ rằng, cứ cúng nhiều đồ mã là sẽ được lộc to, phát tài…, nên họ càng mua nhiều, cúng và đốt một cách vô tội vạ! Đại đa số mọi người đều cho rằng “Trần sao Âm vậy”, nghĩa là người sống sinh hoạt như thế nào thì người chết dưới Âm phủ cũng sinh hoạt, tiêu dùng như thế (?!), nên công nghệ sản xuất đồ vàng mã càng phát đạt với rất nhiều mẫu mã đa chủng loại, thông qua các loại vật dụng đời thường như: Quần áo, xe đạp, tiền, đô la, vàng… Rồi các phương tiện giao thông như ô tô, xe máy, máy bay, và thậm chí cả nhà tầng, cả cung tần mỹ nữ… bằng giấy cũng được làm ra để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của mọi người, mọi nhà.

Tôi đã từng chứng kiến một gia đình nhà hàng xóm, chỉ dịp Ông Táo và mấy ngày lễ Tết Nguyên Đán năm ngoái (2022) đã bỏ ra hơn 10 triệu đồng để mua vàng mã về cúng rồi… đốt. Thực tế việc nhiều nhà khá giả thì việc họ bỏ ra bao nhiêu tiền thật để mua đồ mã về cúng, đốt không quan trọng, miễn sao là đáp ứng được ý nguyện tâm linh của họ. Với người nghèo thì mất mấy trăm ngàn cho việc mua đồ mã để dâng cúng cũng là cả vấn đề! Lẽ thường tình thì gia đình nào có thì họ sẽ dâng cúng nhiều, gia đình nghèo khó họ sẽ mua cúng ít… Thế nhưng, thực tế trong cuộc sống luôn có không ít người nghèo vẫn có suy nghĩ chưa phù hợp, khi vẫn luôn coi việc đốt nhiều vàng mã là có hiếu, có lộc, được phát tài…, và họ “chạy đua” để mua và đốt cho thật nhiều, kể cả việc phải chạy vạy vay mượn tiền bạc!

Vẫn biết là tập tục đốt vàng mã của người dân nước ta trong những dịp cúng lễ đã có từ lâu đời, và để người dân từ bỏ nó ngay tức thì là rất khó, thế nhưng theo tôi việc tuyên truyền qua các kênh thông tin để mọi người, mọi nhà hiểu được tập tục này rất không có lợi, tốn kém, ô nhiễm môi trường… là rất cần thiết. Quả như chúng ta đều thấy, việc các gia đình đều phải chi một khoản tiền không nhỏ cho đồ vàng mã mỗi năm là có thực. Đó là sự lãng phí về tiền bạc ở mỗi gia đình; còn đối với đất nước thì con số thống kê sẽ khó có thể thực hiện được đủ đầy, khi mà có một khối lượng giấy khổng lồ đã được dùng làm nguyên liệu để sản xuất đồ mã trong khi chúng ta vẫn phải nhập rất nhiều giấy cũng như nguyên liệu làm giấy, mà kết cục là số lượng giấy đó bị đem đốt thành tro tàn. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường từ tro hoá vàng, từ hoá chất, bột, phẩm màu trong các công đoạn làm đồ mã cũng là nguyên nhân không nhỏ khiến môi trường thêm trầm trọng ô nhiễm…

Từ thực trạng trên, mong rằng mọi người dân hãy suy nghĩ, ý thức và hạn chế dần trong việc cúng đốt vàng mã. Các gia đình nên cúng càng ít đồ mã càng tốt, và nếu từ bỏ hẳn tập tục này là tốt nhất, bởi lẽ lòng thành kính với thần thánh, tiên tổ, người thân quá cố…, đâu cứ phải cúng nhiều, đốt nhiều mới có lộc, phát tài, mà là ở cái tâm, sự thành kính.

 

 

Đặng Đức

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline