Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/05/2024 16:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ năm, 16/05/2024

Đảo Cô Tô – vùng đất “cứng” và “xanh”

Thứ ba, 14/12/2021 12:12

TMO - “Cứng” ở đây không phải vì sỏi đá, còn “xanh” cũng không phải được bao bọc bởi nước biển xanh. Đơn giản là vì người dân nơi đây nhận thức rằng họ cần phải mạnh mẽ, kiên cường bán trụ theo phương châm mỗi người dân là một pháo đài, lá chắn thép giữa biển khơi và mỗi người dân cần phải góp công sức, chung tay đưa Cô Tô phát triển theo hướng xanh, bền vững.

Trong một chuyến thăm đảo mới đây, chúng tôi có dịp trò chuyện với cụ Nguyễn Thị Thau, 78 tuổi, người dân huyện đảo Cô Tô (Quảng Ninh) - một trong những công dân ra đảo Cô Tô xây dựng kinh tế mới từ năm 1978.

Hơn 40 năm qua, gia đình bà đã gắn bó, bám trụ nơi đảo tiền tiêu. Các con, cháu của bà Thau đều trưởng thành, người là thầy giáo, cô giáo, người là bác sĩ, người tiên phong xây dựng kinh tế du lịch, dịch vụ góp phần cho sự phát triển của nơi này. “Ra đảo từ những ngày gian khổ nhất, nay các con đã trưởng thành, mấy đứa đã về đất liền công tác, nói thật lòng nhiều lúc trong đầu tôi cũng có suy nghĩ “lá rụng về cội”, hay là về quê an hưởng tuổi già. Nghĩ là nghĩ thế thôi, nhưng chúng tôi cũng không xa đảo. Chồng tôi là một cựu quân nhân, tuy đang ốm nằm liệt giường nhưng cũng nhất quyết không về đất liền” – Bà Thau tâm sự.

Cũng là người dân sống trên đảo, bà Trần Thị Trác vẫn nhớ và xúc động vì vinh dự được đi đón Bác Hồ trong ngày lịch sử trọng đại. Bà nói: “Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không thể nào quên được ngày đó (9/5/1961 - pv). Lúc đó tôi đã 18 tuổi là một cô dân quân, được phân công nhiệm vụ cùng đồng đội làm công tác bảo vệ an ninh. Ba đêm liền tôi không hề chợp mắt, chỉ mong thời gian trôi thật nhanh đến giây phút được gặp Bác Hồ kính yêu”.

Trong buổi nói chuyện thân tình, nồng ấm Bác đã căn dặn các cán bộ, chiến sĩ và đồng bào Cô Tô rất nhiều. Từ việc tăng gia sản xuất, củng cố hợp tác xã đến việc phát triển văn hóa, giữ vững trật tự trị an… Trước khi kết thúc, Bác đặc biệt căn dặn quân và dân: “Thủ đô Hà Nội tuy cách xa các đảo, nhưng Ðảng và Chính phủ luôn luôn quan tâm đến đồng bào các đảo và mong đồng bào đoàn kết cố gắng và tiến bộ”. Rồi Người đi thăm cánh đồng muối, cùng bà con đạp những chiếc quạt gió… Người cũng nhắc nhở nhân dân phải tích cực tăng gia sản xuất hơn nữa để bảo đảm nguồn lương thực trên đảo.

Phát triển theo hướng xanh, bền vững

Cô Tô từ những ngày đầu gian khổ, cuộc sống đói nghèo, kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác thủy sản, Ðảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện Cô Tô đã đoàn kết, thực hiện tốt nhiệm vụ, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đưa kinh tế vươn lên.

Cuộc sống người dân trên đảo Cô Tô không ngừng nâng cao trong những năm gần đây.

Những năm gần đây diện mạo Cô Tô có sự đổi thay mạnh mẽ, khiến nhiều người khi trở lại đều ngỡ ngàng. Tuyến đường xuyên đảo Cô Tô, Thanh Lân hoàn thiện; toàn huyện không còn hộ nghèo; 100% số trường học đạt chuẩn quốc gia; Trung tâm Y tế được cải tạo nâng cấp từ 25 giường bệnh lên 50 giường bệnh; thu nhập bình quân đầu người 5.000 USD/người/năm; trung tâm thương mại khang trang, hàng hóa đa dạng, tiến tới sẽ phát triển kinh tế ban đêm với các loại hình kinh doanh, dịch vụ phong phú.

Ngoài ra, Công viên Tùng Cô Tô xây dựng đẹp đẽ mang nét đặc trưng riêng có, thể hiện khí phách kiên cường của người dân đảo; các công trình chỉnh trang đô thị, tuyến phố đi bộ, điện lưới sáng bừng trên đảo Trần... Cô Tô bước sang một trang mới từ cơ sở vật chất, diện mạo, tư duy… đều có nhiều đổi mới, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt; niềm tin của nhân dân, các nhà đầu tư được nâng lên.

Mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của huyện đảo Cô Tô là bảo vệ an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền biển, đảo, phát huy vai trò mỗi người dân là một chiến sĩ kiên cường bám biển, bám đảo. Ðảng bộ, chính quyền huyện Cô Tô luôn nỗ lực biến ước mơ của nhân dân thành hiện thực, đi đầu trong việc chuyển đổi số kéo gần khoảng cách giữa Cô Tô với đất liền; xác định mục tiêu phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ chất lượng cao có tầm nhìn dài hạn, xứng tầm với tiềm năng và lợi thế.

Trong Quy hoạch chung Cô Tô đến năm 2040 tầm nhìn năm 2050 việc xây dựng, phát triển huyện đảo luôn gắn với bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó biến đổi khí hậu, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội Ðồng thời, xây dựng thương hiệu du lịch biển đảo Cô Tô gắn với Vân Ðồn - vịnh Hạ Long - vịnh Bái Tử Long tạo thành chuỗi sản phẩm du lịch biển, du lịch sinh thái.

 

 

Hoài Nam

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline