Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 22:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước sạch khu vực nông thôn

Thứ bảy, 18/03/2023 12:03

TMO - Thực hiện Chiến lược Quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, tỉnh Lào Cai đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp đảm bảo người dân nông thôn được tiếp cận nguồn nước sạch với chi phí hợp lý.

Trong những năm qua, việc khai thác và cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ dân được sử dụng nước sạch năm sau đều cao hơn năm trước; tính đến hết năm 2022 số hộ dân được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 96%.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 839 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn, các công trình cấp nước đa số có quy mô nhỏ, gồm: 35 công trình có công suất thiết kế cấp nước cho trên 250 hộ; 112 công trình cấp cho từ 100-250 hộ, 692 công trình cấp nước dưới 100 hộ) đảm bảo cho 96% tỷ lệ số hộ dân nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh. Mức độ bền vững của công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn được đánh giá thông qua 05 tiêu chí sau: 33 công trình được đánh giá hoạt động bền vững, chiếm tỷ lệ 3,9%; 220 công trình được đánh giá hoạt động tương đối bền vững, chiếm tỷ lệ 26,2%; 467 công trình đang hoạt động kém bền vững, chiếm tỷ lệ 55,7%; 119 công trình không hoạt động, chiếm tỷ lệ 14,2%.

Tỉnh Lào Cai nỗ lực đưa nước sạch về các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. 

Trong đó, thực hiện việc giao khoán cho cá nhân hoặc cộng đồng tại địa phương thực hiện quản lý, vận hành 763 công trình, chiếm tỷ lệ 90,9%; với mô hình này hiện có 221 công trình thu được tiền sử dụng nước nhưng đa số thu ở mức thấp để duy trì hoạt động của công trình; 05 Hợp tác xã quản lý 16 công trình, chiếm tỷ lệ 1,9%, các công trình này cơ bản thu được tiền sử dụng nước đảm bảo đủ chi phí vận hành và thực hiện tốt công tác quản lý, sửa chữa, bảo dưỡng, cấp nước thường xuyên; 09 đơn vị sự nghiệp công lập quản lý 36 công trình, chiếm 4,2%.

Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn thực hiện quản lý, khai thác 28 công trình; Trung tâm dịch vụ các huyện, thị xã quản lý, khai thác 08 công trình. Có 29 công trình đang được quản lý, vận hành tốt và thực hiện thu tiền sử dụng nước đúng quy định; còn lại 07 công trình chưa thu được tiền sử dụng nước do công trình đang vận hành chạy thử hoặc đã xuống cấp, không đảm bảo phục vụ nhu cầu cấp nước của người dân.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, hiện nay tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn còn thấp, hết năm 2022 ước đạt 41% (từ công trình cấp nước tập trung nông thôn mới chỉ đạt 12,8%). Trong khi đó, hầu hết việc đầu tư công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn đang được đầu tư còn đơn giản, chưa có thiết bị, công nghệ lọc khử khuẩn, chất lượng nước chỉ đạt ở mức hợp vệ sinh. Một số công trình đã sử dụng lâu năm, xuống cấp, bị mưa lũ phá hỏng chưa khắc phục được, một số công trình bị mất nguồn cung cấp nước vào mùa khô dẫn đến khả năng cấp nước hạn chế, chất lượng nước không đảm bảo, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của người dân. 

Địa phương này tiếp tục đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình cấp nước sạch nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Ảnh: BH. 

Để người dân được tiếp cận và sử dụng nước  sạch, hợp vệ sinh đúng quy chuẩn của Bộ Y tế trong thời gian tới tỉnh Lào Cai tăng cường công tác khảo sát, giám sát của các Ban HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND các huyện, thị xã, thành phố đối với các chủ thể được giao công tác quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn trên địa bàn tỉnh.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, tổng hợp các danh mục công trình cấp nước tập trung hư hỏng xuống cấp đề xuất xem xét, bố trí nguồn lực sửa chữa, nâng cấp các công trình và chất lượng nước đạt quy chuẩn; đảm bảo cấp nước sạch thường xuyên liên tục, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, giảm thiểu các loại bệnh liên quan đến nước; nghiên cứu đề xuất xây dựng chính sách cấp bù giá nước từ ngân sách tỉnh để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị cấp nước, quản lý công trình; đề xuất xây dựng chính sách “Hỗ trợ đầu tư, nâng cấp công trình nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2023 - 2030” trình HĐND tỉnh ban hành trong năm 2023. 

Sở Tài chính, Sở Kế hoạch&Đầu tư tham mưu cho UBND tỉnh cân đối bố trí nguồn lực triển khai thực hiện các Chương trình, chính sách liên quan đến lĩnh vực cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn. Sở Y tế khẩn trương trình UBND tỉnh ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt cho công trình cấp nước sinh hoạt tập trung và công trình cấp nước nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình để làm cơ sở căn cứ triển khai đánh giá, thẩm định đối với các xã về đích nông thôn mới nâng cao, hoàn thành trong năm 2023. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả việc giao kế hoạch thu chi tiền sử dụng nước từ công trình cấp nước sinh hoạt tập trung nông thôn cùng với giao dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của các đơn vị quản lý. Định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá công tác quản lý khai thác công trình cấp nước sạch trên địa bàn cấp huyện 6 tháng/1 lần để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, nhằm nâng cao tính bền vững các công trình cấp nước sinh hoạt ở địa phương; chỉ đạo các phòng ban chuyên môn đánh giá thực trạng công trình cấp nước sinh hoạt trên địa bàn, làm rõ những tồn tại hạn chế, khó khăn vướng mắc và đề xuất giải pháp khắc phục... 

Tỉnh Lào Cai đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ cấp nước sinh hoạt nông thôn hợp vệ sinh đạt 97%, trong đó 50% được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn của Bộ Y tế. Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Lào Cai tập trung nâng cấp, sửa chữa và quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt khu vực nông thôn để duy trì ổn định các công trình hiện có, tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Theo đó, tỉnh có kế hoạch đầu tư 464 tỷ đồng khôi phục 259 công trình hoạt động kém bền vững và không hoạt động, cấp nước cho hơn 27 nghìn hộ; lắp đặt công nghệ xử lý nước sạch cho một số công trình; áp dụng các công nghệ cấp nước mới phù hợp với điều kiện của Lào Cai nhằm cải thiện điều kiện cung cấp nước tại khu vực nông thôn; ứng dụng kỹ thuật xây dựng công trình thu trữ, bổ cập nước ngầm cho các vùng khan hiếm nước ở các huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Mường Khương. 

 

 

Minh Tuấn

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline