Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 15/09/2024 06:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Chủ nhật, 15/09/2024

Đảm bảo chất lượng giống cây trồng thúc đẩy phát triển lâm nghiệp

Thứ sáu, 23/08/2024 14:08

TMO - Bám sát mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đẩy mạnh công tác trồng rừng, thay thế giống cây rừng ngắn ngày sang trồng rừng gỗ lớn lâu năm. Để đạt mục tiêu này, giống cây lâm nghiệp, đặc biệt là các giống cây trồng rừng lâu năm là yếu tố quan trọng cần được ưu tiên hàng đầu.

Quảng Bình có trên 591 nghìn ha rừng trong tổng diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp là trên 614 nghìn ha. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 68,7% tiếp tục đứng thứ hai cả nước; trong đó diện tích rừng trồng trên 130.000ha, đây chính là điều kiện thuận lợi để Quảng Bình phát triển kinh tế từ rừng.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Bình tích cực tuyên truyền, khuyến khích người dân trồng và bảo vệ rừng. Cùng với việc bảo vệ tốt rừng tự nhiên, tỉnh không ngừng tạo điều kiện giúp đỡ, hỗ trợ người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa trồng rừng sản xuất, rừng gỗ lớn bằng những giống cây bản địa, qua đó góp phần phát triển kinh tế rừng bền vững. Đặc biệt, các giống cây bản địa có giá trị cáo như lim, dổi, sưa... được chính quyền địa phương, các tổ chức ưu tiên hỗ trợ để người dân dễ dàng tiếp cận và có cơ hội trồng thành các tán rừng lớn...

Hướng tới mục tiêu phát triển ngành lâm nghiệp bền vững, ngành nông nghiệp tỉnh chú trọng công tác quản lý, bảo đảm chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chất lượng giống cây trồng là yếu tố then chốt quyết định năng suất, hiệu quả kinh tế trong ngành lâm nghiệp. Tại huyện Minh Hóa, theo thống kê, trên địa bàn huyện hiện có 3 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp ở thị trấn Quy Đạt, xã Hóa Tiến và xã Trung Hóa. Ước tính trung bình mỗi năm, các cơ sở này đưa ra thị trường hàng triệu cây giống lâm nghiệp.

Đảm bảo chất lượng giống cây trồng góp phần nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng. 

Tại các cơ sở này, cây giống hoàn toàn là cây cấy mô, được sự công nhận của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, đạt tiêu chuẩn, chất lượng theo quy định của Nhà nước. Trong quá trình sản xuất, các cơ sở cũng đã cố gắng nghiên cứu để tạo ra cây giống chất lượng tốt nhất nhằm nâng tỷ lệ sống khi người dân đem về trồng. Để phát triển giống cây lâm nghiệp đạt chuẩn, khâu chọn giống đóng vai trò quyết định, ảnh hưởng đến năng suất. Hầu hết các loại giống đều được thử nghiệm trong thời gian dài nhằm phù hợp với điều kiện sinh thái, môi trường tự nhiên tại địa phương. Để có các loại giống tốt, việc ứng dụng quy trình, công nghệ nhân, cấy giống được các cơ sở vườn ươm tuân thủ nghiêm ngặt. 

Xác định tầm quan trọng trong việc chọn lựa giống cây trồng, thời gian qua, huyện Minh Hóa đã hướng dẫn các phòng, ban, đơn vị, địa phương tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn. Nhờ vậy, tỷ lệ giống cây trồng lâm nghiệp được kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc đạt mức cao trước khi đưa vào phục vụ sản xuất. Hàng năm, huyện thường xuyên kiện toàn các tổ kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn; đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động bà con phải sử dụng giống có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đưa vào gieo ươm, xây dựng các vườn ươm bảo đảm tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, huyện cũng tập trung tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân có nhu cầu trồng rừng phải sử dụng giống có nguồn gốc, địa chỉ rõ ràng, không sử dụng các giống trôi nổi trên thị trường nhằm bảo đảm chất lượng rừng trồng. Hạt Kiểm lâm huyện tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản của Nhà nước về quản lý giống; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của việc sử dụng giống có nguồn gốc rõ ràng, giống có chất lượng cao; kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tuân thủ các quy định về sử dụng giống đưa vào gieo ươm phải có nguồn gốc, lý lịch rõ ràng, có đầy đủ hồ sơ khi xuất bán, kiên quyết ngăn chặn, tiêu hủy những lô giống cây lâm nghiệp không rõ nguồn gốc... 

Tại huyện Bố Trạch hiện có có 20 cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (gồm 3 công ty, 1 hợp tác xã, 1 tổ hợp tác và 15 hộ gia đình), tập trung nhiều tại các xã Vạn Trạch, Đại Trạch, Hưng Trạch, Sơn Lộc, Nam Trạch, Trung Trạch. Bình quân mỗi năm, các cơ sở cung ứng ra thị trường hơn 11 triệu cây giống lâm nghiệp các loại để phục vụ công tác trồng rừng trên địa bàn trong và ngoài huyện. 

Để cây giống đưa vào trồng rừng bảo đảm chất lượng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, đơn vị thường xuyên tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chấp hành nghiêm quy định tại Nghị định số 27/2021/NĐ-CP, ngày 25/3/2021 của Chính phủ về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp.

Hạt Kiểm lâm huyện yêu cầu các trạm, tổ kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng trực thuộc đẩy mạnh công tác kiểm tra, quản lý việc cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn, như: Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các quy định về quản lý giống cây trồng lâm nghiệp đến các cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh giống cũng như các tổ chức, cá nhân sử dụng giống trồng rừng; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh giống trên địa bàn tuân thủ các quy định về hồ sơ và lưu trữ hồ sơ giống cây trồng lâm nghiệp theo quy định tại Điều 18, Nghị định số 27/2021/NĐ-CP;

Đồng thời chủ động rà soát các vườn cây đầu dòng trên địa bàn để hướng dẫn các chủ cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh giống thực hiện các thủ tục hủy bỏ công nhận nguồn giống khi đã quá thời hạn; tuyên truyền, vận động các chủ cơ sở cơ sở sản xuất kinh doanh giống hủy bỏ hoặc đề xuất xử lý các vườn cung cấp hom không có quyết định công nhận; tích cực hướng dẫn các chủ cơ sở chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thực hiện các thủ tục để trình công nhận nguồn giống đối với vườn cây đầu dòng mới tạo lập…

Ngành chức năng tỉnh tăng cường kiểm tra, quản lý việc cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Ảnh: BQB. 

Để đảm bảo chất lượng cây giống lâm nghiệp, hằng năm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thường xuyên tiến hành kiểm tra công tác sản xuất cây giống của các cơ sở trên địa bàn tỉnh. Sở tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính của các cơ sở trên địa bàn tỉnh, kiểm tra việc sử dụng giống cây trồng lâm nghiệp chính của các đơn vị, dự án để trồng rừng.

Tổ kiểm tra, kiểm soát giống cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn các huyện có nhiệm vụ: Khảo sát thống kê, đánh giá, phân loại cơ sở sản xuất kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính trên địa bàn từng xã để quản lý. Tuyên truyền, vận động tham gia sản xuất kinh doanh giống theo chuỗi hành trình. Tổ kiểm tra, kiểm soát lập kế hoạch hoạt động, kiểm tra, kiểm soát việc sản xuất, kinh doanh giống của các cá nhân, hộ gia đình.

Trong đó, đối với kiểm tra cây con sản xuất ở vườn ươm: Kiểm tra nguồn gốc vật liệu giống đưa vào gieo ươm (giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống, sổ nhật ký vườn ươm, hóa đơn bán hàng (nếu mua vật liệu giống từ đơn vị khác). Đối với vật liệu giống vô tính thì phải có vườn cung cấp hom đã được cấp chứng chỉ công nhận theo quy định hoặc nếu mua từ các cơ sở khác thì phải có đầy đủ tài liệu chứng minh nguồn gốc. Nếu chủ vườn ươm không chứng minh được nguồn gốc vật liệu giống được sử dụng để gieo ươm thì tham mưu tịch thu, tiêu hủy, xử lý vi phạm hành chính. Đối với cơ sở kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính và lưu thông, tiêu thụ: Kiểm tra giấy phép kinh doanh lĩnh vực giống cây trồng lâm nghiệp, giấy chứng nhận nguồn gốc lô giống hoặc giấy chứng nhận nguồn gốc giống của lô cây con (đối với lô cây con), phiếu xuất kho, hóa đơn bán hàng.  

Đồng thời, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh tăng cường triển khai ứng dụng công nghệ cao trong công tác sản xuất giống cây lâm nghiệp, nâng tỉ lệ cây giống được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy mô sử dụng trong các chương trình trồng rừng kinh tế. Tiếp tục ưu tiên chọn tạo, đưa vào sản xuất các giống mới được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận, có năng suất cao, chất lượng tốt, có khả năng chống chống chọi với các loại sâu bệnh và điều kiện thời tiết cực đoan. 

Xây dựng các cơ sở sản xuất giống cây lâm nghiệp công nghệ cao, có năng lực đủ mạnh, sản xuất cây giống với quy mô công nghiệp để thực hiện vai trò đầu mối triển khai các chính sách, các mô hình sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp. Ngoài ra, để khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây lâm nghiệp đầu tư nâng cao chất lượng cây giống, cần có các chính sách ưu tiên kêu gọi thu hút đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh. 

UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với các Sở, ngành chức năng và các đơn vị liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp đến mọi tổ chức và cá nhân để nâng cao nhận thức, thực hiện đúng các quy định và tự giác tham gia công tác đấu tranh phòng chống hàng kém chất lượng; ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tăng cường công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên địa bàn quản lý. Các đơn vị trồng rừng, cơ sở, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống: Tổ chức thực hiện, lập hồ sơ quản lý chất lượng cây giống trồng rừng theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng, đối tượng, tính chính xác của hồ sơ giống..../. 

 

 

Đức Trung 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline