Hotline: 0941068156

Thứ ba, 19/03/2024 18:03

Tin nóng

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cháy rừng tại Vườn quốc gia Hoàng Liên cơ bản được khống chế

Trôi cổ thụ gần 500 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ gần 200 năm tuổi ở Hải Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đảm bảo cung ứng điện, cung cấp than, khí phục vụ sản xuất điện

Thứ ba, 19/03/2024

Đảm bảo an ninh môi trường vì các thế hệ người Việt

Thứ năm, 02/12/2021 20:12

TMO - Môi trường sống của loài người là cái nôi êm ấm bao bọc khi con người mới sinh ra, nuôi dưỡng con người từ trẻ thơ đến về già, xòe bàn tay Phật đón con người về Tây Trúc - cõi Vĩnh hằng. Môi trường sống của con người bao gồm hai hệ thống yếu tố thống nhất biện chứng với nhau là: Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội.

Mác giải thích: “Sinh hoạt vật chất và tinh thần của con người liên hệ khăng khít với tự nhiên, điều đó chẳng qua chỉ có ý nghĩa là vì con người là một bộ phận của tự nhiên”. Mặt khác, Mác cho rằng, con người là một yếu tố quan trọng bậc nhất của Môi trường tự nhiên, con người có mối quan hệ hữu cơ, biện chứng với các yếu tố của Môi trường thiên nhiên. Trong hoạt động sống của mình, con người phải khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho đời sống vật chất (nhà ở, đường giao thông, cái ăn, nước uống, cái mặc, dụng cụ, công cụ lao động…) và đời sống tinh thần (học tập, nghiên cứu, vui chơi, giải trí, hạnh phúc gia đình…). Quan điểm của Mác phù hợp với quan điểm phát triển bền vững hiện đại – Con người khi khai thác tài nguyên thiên nhiên, phải thực hiện nguyên tắc: thế hệ hôm nay khai thác không làm ảnh hưởng đến thế hệ tương lai và các thế hệ trong xã hội phải có mối quan hệ gắn bó với nhau, bổ sung cho nhau. Bởi vì, con người là yếu tố quan trọng nhất trong Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội.

Trong mọi thời kỳ cách mạng, nhất là thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thời kỳ thực hiện kinh  tế số, kinh tế tri thức, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thực hiện kinh tế xanh, tăng trưởng xanh và xây dựng lối sống xanh, Đảng Cộng sản Việt Nam xác định cần phát triển bền vững kinh tế, xã hội và môi trường. Trong tương lai dài, nước ta phát triển với ba trụ cột là: Kinh tế - Xã hội – Môi trường. Đây là ba nhiệm vụ chiến lược quan trọng trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Có nhiều nhà khoa học gọi tên cho việc phát triển bền vững ba trụ cột chiến lược của Việt Nam: Tam giác phát triển, rồng bay, con hổ, đại bàng…Cách gọi nào cũng hàm ý chỉ ra rằng, Việt Nam đã trải qua nước nghèo, có thu nhập thấp; đã trở thành nước đang phát triển, có thu nhập trung bình. Và đặc biệt hơn, mọi người có khát vọng  muốn Việt Nam như con tàu băng băng ra biển lớn; Việt Nam như con rồng hoặc con đại bàng cất cánh bay cao, bay xa.

(Ảnh minh họa)

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, rất nhiều lần Chủ tịch Hồ Chí Minh kỳ vọng vào nước ta phát triển phồn vinh để sánh vai với các cường quốc năm châu trong môi trường độc lập dân tộc và giữ vững hòa bình. Mặt khác, Người đề ra hệ thống tư tưởng của mình, trong đó có những tư tưởng về phát triển bền vững Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội. Từ tư tưởng mở đường của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi thiết kế hình tượng về sự phát triển bền vững Kinh tế, Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội của nước ta. Hình tượng đó là một con chim đại bàng to khỏe, vạm vỡ, sải rộng cất cánh bay lên cao, bay đi xa. Thân chim đai bàng tượng trưng cho phát triển bền vững Kinh tế, một cánh chim tượng trưng cho phát triển bền vững Môi trường thiên nhiên và một cánh chim tượng trưng cho phát triển bền vững Môi trường xã hội. Con chim này muốn bay cao, bay xa cần có một cơ thể khỏe mạnh, cường tráng và đôi cánh rộng khỏe. Thiếu một cánh hoặc một cánh yếu thì con chim không thể bay cao, bay xa được.

Như vậy, Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội là nền tảng để phát triển bền vững Kinh tế. Ba sự phát triển bền vững trên có mối quan hệ biện chứng, hữu cơ, không thể tách rời nhau, cái này là tiền đề cho sự phát triển bền vững của cái khác; cái này là yếu tố quan trọng, không thể thay thế cho sự phát triển bền vững của cái kia; cái này là nền tảng để phát triển bền vững cái khác. Đây là mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, không thể thay thế.

Về Anh ninh môi trường và mối quan hệ thế hệ người Việt Nam

An ninh môi trường

An ninh môi trường là thành tố quan trọng của an ninh quốc gia, một phạm trù thuộc lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Theo báo cáo “Phát triển con người” năm 1994 của Liên hợp quốc, an ninh phi truyền thống bao gồm 7 lĩnh vực là: kinh tế, lương thực, sức khỏe, môi trường, con người, cộng đồng và chính trị.

Một hệ thống môi trường bị mất an ninh có thể do các nguyên nhân tự nhiên (thiên tai) hoặc do các hoạt động của con người (khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, thải chất độc vào môi trường gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm đa dạng sinh học,...) hoặc phối hợp tác động của cả hai nguyên nhân trên. Trạng thái an ninh của riêng phân hệ sinh thái tự nhiên được gọi là An ninh sinh thái, do đó An ninh sinh thái là một khía cạnh của An ninh môi trường.

An ninh môi trường là trạng thái hệ thống các yếu tố cấu thành môi trường cân bằng để bảo đảm điều kiện sống và phát triển của con người cũng như các loài sinh vật trong hệ thống đó.

Dưới góc độ triết học, việc giải quyết vấn đề An ninh môi trường là bảo vệ môi trường sống, môi trường tồn tại của con người và xã hội loài người chính là bảo vệ một trong ba yếu tố cấu thành của tồn tại xã hội. An ninh môi trường không được bảo đảm thì xã hội không có sản xuất vật chất, không có đời sống tinh thần, không có sự tồn tại và phát triển.

Biểu hiện của môi trường bị mất an ninh là: cạn kiệt tài nguyên, thiên tai thường xuyên, thiên nhiên suy thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, suy giảm tầng ô zôn, biến đổi các chu trình sinh – địa, suy giảm đa dạng sinh học… Vì vậy, nếu không giữ được An ninh môi trường thì những thảm họa môi trường sẽ gây suy yếu nền kinh tế, gia tăng đói nghèo, gia tăng bất ổn chính trị, trở thành ngòi nổ cho các bất ổn xã hội, các cuộc xung đột, chiến tranh và thậm chí hủy diệt loài người.

Ở Việt Nam, bảo đảm An ninh môi trường được coi là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Khái niệm An ninh môi trường đã được đưa vào Luật Bảo vệ môi trường năm 2014: “An ninh môi trường là việc bảo đảm không có tác động lớn của môi trường đến sự ổn định chính trị, xã hội và phát triển kinh tế của quốc gia”.

Mối quan hệ thế hệ của người Việt Nam

Theo Bách khoa toàn thư mở thì “Thế hệ là cách gọi tập thể tất cả những người được sinh ra và sống trong cùng một khoảng thời gian”.

Từ điển tiếng Việt định nghĩa: “Lớp người cùng một lứa tuổi, phân biệt với lớp trước đã sinh ra mình và lớp sau do mình sinh ra”.

Như vậy, trong bất kỳ xã hội loài người nào, ở bất kỳ nước nào trên Trái đất,  theo quy luật của tự nhiên và xã hội đều tồn tai ba thế hệ người: (i) Thế hệ trẻ: từ trẻ sơ sinh đến hết tuổi thanh niên. Ở Việt Nam, theo Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em có độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi và Luật Thanh niên năm 2020 thì thanh niên có độ tuổi từ đủ 16 đến 30 tuổi. Như vậy, thế hệ trẻ người Việt Nam có độ tuổi từ 0 đến 30 tuổi; (ii) Thế hệ trung niên: Theo quy ước xã hội thì thế hệ người trung niên ở Việt Nam có độ tuổi từ 31 đến 60 tuổi; (iii) Thế hệ người cao tuổi: Điều 2, Luật Người cao tuổi 2009, quy định: “Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên”.

Phân tích trên cho thấy, ở xã hội Việt Nam đã, đang và sẽ tồn tại ba thế hệ người cùng sinh sống, lao động và học tập. Ba thế hệ này có mối quan hệ hữu cơ, gắn bó với nhau, không thể tách rời nhau. Đó là: Thế hệ trẻ do thế hệ trung niên sinh ra và thế hệ trung niên do thế hệ người cao tuổi sinh ra; Thế hệ người trung niên là tương lai của thế hệ người trẻ tuổi và thế hệ người cao tuổi là tương lai của thế hệ người trung niên; ngược lại thế hệ người trẻ tuổi là quá khứ của thế hệ người trung niên và thế hệ người trung niên là quá khứ của thế hệ người cao tuổi.

Mối quan hệ thế hệ người Việt Nam với An ninh môi trường

Bất kể một đất nước nào, một địa phương nào, một cộng đồng nào đều tồn tại một cách khách quan trong môi trường sống. Đó là Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội. Điều đó có nghĩa là có Môi trường thiên nhiên ắt sẽ có Môi trường xã hội và có Môi trường xã hội ắt có tác động lên Môi trường thiên nhiên. Bởi vì, con người là một yếu tố quan trọng bậc nhất trong Môi trường thiên nhiên. Con người được hình thành, tiến hóa, phát triển hoàn chính trong môi trường đất, nước, khí hậu…Ba thế hệ người Việt Nam tồn tại, phát triển trong mối quan hệ hữu cơ với những yếu tố của Môi trường thiên nhiên. Trong xã hội, thế hệ này, nhóm người này có quan hệ ứng sử với thế hệ khác, nhóm người khác thì được gọi là đạo đức xã hội. Còn mối quan hệ các thế hệ người với Môi trường thiên nhiên đã hình thành lên đạo đức môi trường.  

Các nhà khoa học và các nhà hoạt động môi trường nhận thức rằng, sự phát triển bền vững không chỉ cần thiết cho Môi trường thiên nhiên, mà còn cần thiết cho Môi trường xã hội. Chình vì vậy, trên Thế giới đã chấp nhận một cách rộng rãi khái niệm về phát triển bền vững. Trong “Báo cáo Brunđtland' của Uỷ ban Môi trường và Phát triển Thế giới (WCED), Liên hợp quốc năm 1987: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của hiện tại mà không làm tổn thương đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”. Điều đó cũng có nghĩa là, phát triển bền vững là đảm bảo cho Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội cùng tồn tại cân bằng.

Người Việt Nam sinh sống, học tập, lao động trong các cộng đồng ở nông thôn và đô thị. Bất kể cộng đồng nào, dù là ở đồng bằng, trung du, miền núi, biên giới, hải đảo hoặc ở đô thị đều có mối quan hệ mật thiết với Môi trường thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên luôn gắn bó với cộng đồng. Bất kể cộng đồng nào cũng tổ chức sản xuất, kinh doanh và dich vụ có khai thác tài nguyên thiên nhiên và có những tác động lên Môi trường thiên nhiên.

Ba thế hệ người Việt Nam sống gắn bó mật thiết với Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội. Mối quan hệ hệ đó đã hình thành lên đạo đức xã hội và đạo đức môi trường của người Việt Nam. Trong khía cạnh nào đó, Đạo đức môi trường có nội hàm tương ứng với An ninh môi trường.

Như vậy, mối quan hệ giữa các thế hệ người Việt Nam có mối quan hệ hữu cơ với Đạo đức môi trường và An ninh môi trường. Ba thế hệ đó có những tác động tích cực lên Môi trường thiên nhiên, làm cho An ninh môi trường được đảm bảo. và ngược lại, ba thế hệ ấy có tác động tiêu cực lên Môi trường thiên nhiên làm co An ninh môi trường bất ổn.

Cần đảm bảo An ninh môi trường cho phát triển bền vững các thế hệ người Việt Nam

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, hiện nay đã có sự khác biệt trong mối quan hệ thế hệ người Việt Nam đối với An ninh môi trường. Từ xa xưa, ông cha ta đã tổng kết; “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Câu ngạn ngữ này, ngày nay có thể được đổi thành là: “Đời cha không ăn mặn, đời con vẫn khát nước”. Tại sao lại có hiện tượng như vậy?

Trước hết, chúng tôi cho rằng, sự thay đổi đó là đáng mừng hơn lo. Bởi vì, từ những năm 2000 đến nay, Đảng và Nhà nước ta thực hiện cam kết chính trị và cam kết pháp lý “bảo vệ môi trường cho hôm nay và cho mai sau” hoặc “không đánh đổi môi trường để lấy phát triển kinh tế”. Kể từ khi thực hiên Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, các luật Phát triển lâm nghiệp năm 2017, Luật Đa dạng sinh học năm 2008, Luật Tài nguyên nước năm 2013, Luật Tài nguyên biển và hải đảo năm 2015,…công tác bảo vệ môi trường có những kết quả khả quan. Các cấp chính quyền, các ngành, các đoàn thể Nhân dân, đặc biệt là các cộng đồng dân cư có nhận thức đầy đủ hơn về quyền lợi và trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường. Nhiều hiện tượng vi phạm làm cho môi trường bị ô nhiễm và suy thoái bị dư luận xã hội lên án và pháp luật xử lý đã góp phần làm cho môi trường phát triển bền vững, An ninh môi trường được đảm bảo. Việt Nam tham gia đầy đủ, có trách nhiệm với những cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường, đảm bảo đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu...

Những phân tích trên cho thấy, ngày nay, thế hệ người trung niên và thế hệ người cao tuổi đã ý thức rõ trách nhiệm của mình trước thế hệ trẻ về phát triển bền vững đất nước.

Câu hỏi đặt ra là: Đời cha đã không ăn mặn, nhưng tại sao đời con vẫn có thể khát nước? Chúng tôi cho rằng, việc đảm bảo An ninh môi trường hoặc đảm bảo cho phát triển bền vững không chỉ là thế hệ đi trước để lại cho thế hệ đi sau những loại tài nguyên gì, số lượng và chất lượng của chúng ra sao? Mà cùng với điều đó, điều cần thiết không kém phần quan trọng là thế hệ trẻ Việt Nam được hai thế hệ đi trước trao truyền cho mình hệ sinh thái sáng tạo gì? Có thể là: (i) Nhận thức xã hội về bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu; (ii) Kiến thức của xã hội về phát triển bền vững và An ninh môi trường; (iii) Kỹ năng tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; (iv) Kiến thức bản địa về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; (v) Xây dựng mạng lưới kết nối xã hội chung tay bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; (vi) Kinh nghiệm hội nhập quốc tế về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Đảm bảo An ninh môi trường là tài sản vô giá mà thế hệ đi trước trao lại cho thế hệ trẻ Việt Nam. Các thế hệ đi trước cần để lại cho thế hệ đi sau, nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, giàu về số lượng và tốt về chất lượng, và để lại cho thế hệ tương lai hệ sinh thái sáng tạo cho phát triển bền vững Môi trường thiên nhiên và Môi trường xã hội./.

 

TS. Nhà văn Trần Miều

(Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam)

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline