Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 07/07/2024 16:07

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Chủ nhật, 07/07/2024

Đắk Lắk: Tăng cường công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Thứ tư, 03/07/2024 16:07

TMO - Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trong năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu các đơn vị chủ rừng chủ động kinh phí, tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng một năm một lần theo quy định… 

Theo đó, tại Công văn số 5766/UBND-NNMT, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị chủ rừng chủ động bố trí kinh phí và tự tổ chức diễn tập phương án chữa cháy rừng một năm một lần theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR); rà soát chuyên môn, nghiệp vụ của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của đơn vị để đăng ký, tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ. 

Đồng thời thực hiện các hạng mục, công trình PCCCR theo phương án đã xây dựng, triển khai thực hiện các giải pháp phòng cháy tại các khu vực rừng trồng thực bì còn nhiều, chưa được xử lý, tiềm ẩn nguy cơ cháy cao, chủ động đóng các biển cấm lửa tại các khu vực rừng dễ cháy chưa đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC trong khu rừng…

Ảnh minh họa. 

Bên cạnh đó, các đơn vị chủ rừng chủ động kiểm tra, đánh giá tình trạng, bổ sung thiết bị phục vụ công tác PCCCR, đảm bảo sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng nếu có cháy rừng xảy ra. Tập trung xác định cụ thể các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao để bố trí lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cho công tác PCCCR. 

Tổ chức canh phòng, kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao, đảm bảo lực lượng ứng trực 24/24 giờ; xây dựng phương án PCCCR gửi về Hạt Kiểm lâm cấp huyện và công an cấp huyện để tham gia ý kiến theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP, ngày 16/11/2018 của Chính phủ làm cơ sở triển khai thực hiện.

Sở NN&PTNT phối hợp với Sở Tài chính tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo để các đơn vị chủ rừng khắc phục những tồn tại trong công tác PCCCR. Chỉ đạo lực lượng kiểm lâm đôn đốc các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án PCCCR và có ý kiến góp ý phương án theo quy định. 

Phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn cấp huyện thường xuyên theo dõi, kiểm tra công tác PCCCR tại các vùng trọng điểm về cháy rừng; kiểm lâm địa bàn phối hợp với chủ rừng theo dõi, bám sát địa bàn…để chủ động đề xuất các giải pháp thực hiện công tác PCCCR. 

 

 

Nguyễn Điệp

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline