Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/04/2025 12:04

Tin nóng

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

[15 năm Cây Di sản Việt Nam] Hành trình kết nối cộng đồng chung tay bảo vệ cảnh quan, môi trường

Thứ tư, 02/04/2025

Đắk Lắk chủ động phòng, chống cháy rừng mùa khô

Thứ ba, 20/02/2024 13:02

TMO - Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu các đơn vị triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy rừng.

Thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk, toàn tỉnh hiện có hơn 497.000 ha rừng; trong đó có hơn 413.000 ha rừng tự nhiên và hơn 83.000 ha rừng trồng. Tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 38,03%. Hiện nay, khu vực Tây Nguyên đang bước vào thời kỳ cao điểm của mùa khô năm 2024 nên nguy cơ gia tăng về tình trạng phá rừng.

Để tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô năm 2024, UBND tỉnh Đắk Lắk  yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các chủ rừng trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của toàn thể cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và nhân dân về công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và công tác phát triển rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; tham mưu cho cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Các địa phương chủ động phương án, diễn tập công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn. 

Các đơn vị liên quan tập trung tuần tra, kiểm tra, ngăn chặn tình trạng phá rừng, cháy rừng, lấn chiếm đất lâm nghiệp tại các khu vực, nhất là các địa bàn trọng điểm, các điểm nóng về phá rừng khai thác gỗ trái pháp luật, vùng giáp ranh giữa tỉnh Đắk Lắk với các tỉnh; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về lâm nghiệp của các chủ rừng, các cơ sở chế biến, mộc dân dụng, các lò than, các tụ điểm mua bán lâm sản, động vật hoang dã, các tuyến đường vận chuyển lâm sản trái phép để kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý.

Đồng thời, các đơn vị tiếp tục triển khai thực hiện kế hoạch trồng rừng, trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện các công trình, dự án cấp thiết, trọng điểm, các công trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương; kiên quyết đình chỉ đối với các dự án có sai phạm, đồng thời xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng tại địa phương…

Đối với công tác phòng chống cháy rừng cần chủ động các phương án phù hợp để hạn chế thấp nhất cháy rừng có thể xảy ra; khi xảy ra cháy rừng cần huy động lực lượng đủ mạnh nhằm chữa cháy kịp thời, không để cháy lớn, kéo dài gây thiệt hại đến tài nguyên rừng. Đối với các huyện, thị xã, thành phố tăng cường chức năng kiểm tra, giám sát, phối hợp với các đơn vị chủ rừng xây dựng phương án cụ thể triển khai kế hoạch bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị và chính quyền cấp xã, thường xuyên giám sát việc thực hiện quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cấp huyện.

Chủ động huy động lực lượng của cấp huyện gồm: Kiểm lâm, chủ rừng, Ủy ban nhân dân các xã, Công an, Quân đội, các ban, ngành liên quan của huyện và các lực lượng chức năng trên địa bàn để thực hiện bảo vệ rừng, ngăn chặn tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chống người thi hành công vụ và các chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng...

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với người dân để nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. 

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk, năm 2023, ngành Nông nghiệp và các đơn vị triển nhiều giải pháp quản lý, bảo vệ rừng nên số vụ vi phạm pháp luật về quản lý, bảo vệ được ngăn chặn, xử lý kịp thời, số vụ vi phạm giảm 20% so với năm 2022. Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đắk Lắk, trong năm 2023, Chi cục Kiểm lâm tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp cơ quan chức năng phát hiện, xử lý 974 vụ vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, tịch thu 355,79 m3 gỗ, 127 phương tiện các loại, thu nộp ngân sách hơn 1,3 tỷ đồng.

Công tác phát triển rừng được đẩy mạnh, chú trọng trồng mới rừng sản xuất, đẩy mạnh thâm canh, nâng cao năng xuất chất lượng giá trị rừng trồng. Đến nay, các doanh nghiệp và chủ rừng đã trồng được 2.500ha, vượt kế hoạch 38,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Đắk Lắk mới đạt hơn 38%, không đạt chỉ tiêu Nghị quyết hội đồng nhân dân tỉnh đề ra là 39,24%.

Sở Nông nghiệp Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, cùng với việc đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, UBND tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các địa phương thành lập, duy trì thường xuyên các đoàn kiểm tra liên ngành để xử lý vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng. Có chính sách để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển rừng trồng, phát triển chế biến lâm sản ở Đắk Lắk trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trên hết là tuyên truyền thay đổi nhận thức của chính quyền, người dân về sản xuất lâm nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. 

 

 

Minh Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline