Hotline: 0941068156

Thứ năm, 19/09/2024 07:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ năm, 19/09/2024

Đà Nẵng quyết liệt chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thứ năm, 12/09/2024 14:09

TMO - Thời gian qua, thành phố Đà Nẵng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của Ủy ban châu Âu (EC) về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) qua đó tạo điều kiện thuận lợi để địa phương này phát triển nghề cá bền vững.

Nằm ở vị trí trung tâm của khu vực miền Trung và cả nước, thành phố Đà Nẵng được Chính phủ xác định là địa phương có vị trí địa chính trị, kinh tế, an ninh, quốc phòng của đất nước và là một trong năm trung tâm nghề cá lớn của cả nước, gắn với ngư trường Hoàng Sa, trong đó ngành thủy sản được xác định ưu tiên đầu tư ở vị trí thứ 3/6 ngành kinh tế biển của thành phố.

Trong tháng 8/2024, sản lượng khai thác hải sản của Đà Nẵng ước đạt 3.561,9 tấn, tăng 17,7% so với tháng trước và tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 8 tháng năm 2024, ngư dân thành phố khai thác hải sản đạt hơn 26.300 tấn, tăng 1,1% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, sản lượng khai thác hải sản biển tăng nhẹ 1%; sản lượng khai thác hải sản nội địa tăng 32,2% so với cùng kỳ năm trước. 

Xác định rõ phát triển nghề cá bền vững là nhiệm vụ quan trọng để chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định, thời gian qua thành phố Đà Nẵng thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm xử lý dứt điểm những khuyến nghị của EC về chống khai thác IUU. Để chống khai thác IUU, Đà Nẵng đã tập trung tổ chức tổng kiểm tra, kiểm soát, quản lý tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản (tàu 3 không).

UBND TP.Đà Nẵng cho biết, tính đến nay toàn thành phố có 437 tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản. Thành phố đã tổ chức kiểm tra thực tế hiện trạng hoạt động, làm việc trực tiếp với từng chủ tàu, phân loại từng nhóm trường hợp để xử lý. Theo đó, đã đưa ra khỏi danh sách 281 tàu; hỗ trợ hướng dẫn thủ tục cấp giấy phép khai thác thủy sản cho 93 tàu, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho 19 tàu để đảm bảo khai thác theo quy định.

Đà Nẵng đã tập trung tổ chức tổng kiểm tra, kiểm soát, quản lý tàu cá không đủ điều kiện hoạt động khai thác thủy sản (Ảnh minh họa). 

Với nỗ lực gỡ “thẻ vàng”, chống khai thác hải sản bất hợp pháp thì việc sử dụng hiệu quả hệ thống giám sát tàu cá (VMS)là giải pháp quan trọng. Hiện nay 579/589 tàu cá Đà Nẵng có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Với 10 tàu chưa lắp thiết bị giám sát hành trình vì đang tạm ngừng hoạt động (5 tàu đang thực hiện cải hoán vỏ tàu xuống dưới 15m, các tàu còn lại hư hỏng, đang thực hiện thủ tục đăng kiểm, sang tên hoặc bị cưỡng chế kê biên xử lý tài sản). 

Thành phố đã theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu cá Đà Nẵng hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát tàu cá. Qua theo dõi, giám sát đã kịp thời phát hiện và yêu cầu các tàu cá Đà Nẵng vượt ranh giới cho phép trên biển quay về vùng biển Việt Nam; hướng dẫn tàu cá có thiết bị VMS hư hỏng duy trì liên lạc và quay về bờ sửa chữa; ký hơn 1,1 nghìn bản cam kết không xâm phạm hủy quyền vùng biển nước ngoài khai thác hải sản trái phép.  

Nhiều ngư dân trên địa bàn quận Sơn Trà cho biết: Trước khi tàu xuất bến, đều tiến hành kiểm tra kỹ thiết bị giám sát hành trình, khai báo đầy đủ các thủ tục tại cảng cá. Những năm trước, việc ghi nhật ký khai thác còn khó khăn, thì bây giờ đã trở thành thói quen. Trong suốt hành trình khai thác trên biển, các chủ tàu ghi lại nhật ký khai thác và mở thiết bị giám sát hành trình, đồng thời liên hệ với ban quản lý cảng cá khi xuất hoặc cập bến. Mở thiết bị giám sát hành trình 24/24, ngoại trừ khi máy có sự cố thì trong thời gian bao nhiêu tiếng đồng hồ phải gửi tin nhắn về trạm bờ để chứng thực là tàu mình đang ở vị trí đó. 

Còn theo các ngư dân tại quận Thanh Khê: Để góp phần gỡ "thẻ vàng", các tàu luôn thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật. Trong suốt hành trình khai thác trên biển, ghi lại nhật ký khai thác và mở thiết bị giám sát hành trình, đồng thời liên hệ với ban quản lý cảng cá khi xuất hoặc cập bến. Các ngư dân đều nhận thức rõ: Việc vẫn còn một vài ngư dân đánh bắt trái phép vùng biển nước ngoài sẽ gây tổn hại chung cho cả ngành thủy sản, làm ảnh hưởng trực tiếp đến những ngư dân tuân thủ quy định. Do đó, mong muốn ngư dân trên cả nước đều tuân thủ pháp luật, nâng cao nhận thức để sớm gỡ "thẻ vàng" trong đợt kiểm tra sắp tới. 

Ngư dân Đà Nẵng đặc biệt chú trọng việc ghi lại nhật ký khai thác và mở thiết bị giám sát hành trình trong khai thác trên biển. 

Thời gian qua, Đà Nẵng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ, đầu tư hoàn thiện đồng bộ hạ tầng nghề cá tại âu thuyền và cảng cá Thọ Quang; tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển, chống khai thác IUU... Thành phố tập trung thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản, như hỗ trợ đóng mới tàu cá, chi phí nhiên liệu, bảo hiểm thân tàu, thuyền viên, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong khai thác và bảo quản sản phẩm; hỗ trợ thiết bị thông tin liên lạc, giám sát hành trình, chuyển đổi nghề khai thác...

Theo lãnh đạo UBND TP. Đà Nẵng, những chính sách hỗ trợ đã giải quyết kịp thời khó khăn, giúp bà con ngư dân có điều kiện phát triển đội tàu mới khai thác vùng khơi được trang bị đầy đủ các máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại, đảm bảo thông tin liên lạc. Thời gian tới, Đà Nẵng sẽ tập trung thực hiện Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch phòng, chống khai thác IUU tại thành phố giai đoạn 2023-2025; tiếp tục thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản. Đồng thời nghiên cứu xây dựng và phát triển các mô hình liên kết, liên doanh, gắn kết các khâu trong quá trình sản xuất, từ khai thác, bảo quản đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo hướng nâng cao giá trị của sản phẩm và lợi nhuận cho ngư dân. 

Mới đây, UBND thành phố Đà Nẵng đã có chỉ đạo khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU, bảo đảm thực hiện nghiêm túc, có kết quả, góp phần cùng cả nước thực hiện mục tiêu gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC trong năm 2024. Trong đó, cần theo dõi, giám sát 24/7 đối với 100% tàu cá Đà Nẵng hoạt động trên biển qua hệ thống giám sát, phối hợp cảnh báo các chủ tàu khi đưa tàu vượt quá ranh giới cho phép trên biển hoặc tắt thiết bị giám sát hành trình khi hoạt động trên biển.

Lập danh sách theo dõi, xác minh, xử lý nghiêm các trường hợp tàu cá mất kết nối hệ thống VMS trên 6 giờ, mất kết nối quá 10 ngày, mất kết nối trên 6 tháng, 1 năm, tàu cá vượt qua ranh giới vùng được phép khai thác thủy sản trên biển. Xử phạt nghiêm 100% trường hợp vi phạm khai thác IUU, định kỳ 2 tuần/lần báo cáo kết quả. Chi Cục thủy sản phối hợp các đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình, tăng cường các biện pháp quản lý thiết bị, ngăn ngừa vi phạm (niêm phong thiết bị vào vị trí cố định trên tàu cá, giám sát chặt chẽ việc niêm phong, mở niêm phong, niêm phong lại thiết bị giám sát hành trình).

 

 

Thùy Chi 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline