Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 08:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Đà Nẵng: Khắc phục những bất cập về hạ tầng thoát nước

Thứ năm, 26/10/2023 07:10

TMO - Một trong những nguyên nhân gây ngập nặng tại khu vực đô thị của thành phố Đà Nẵng mỗi khi có mưa lớn là do hệ thống thoát nước vẫn còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố.

Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, trong thời gian gần đây, tần suất xuất hiện các trận mưa lớn ngày càng nhiều, vượt quá năng lực của hệ thống thoát nước hiện có. Hiện nay, hầu hết cống thoát nước hiện trạng cũng như các dự án thoát nước của thành phố đã, đang được đầu tư theo quy hoạch chuyên ngành thoát nước được UBND thành phố phê duyệt năm 2018. Theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành, các tuyến kênh, cống thoát nước đều được tính toán thiết kế với chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán là 10 năm, 5 năm và 2 năm. Do vậy, với cường độ trận mưa như ngày 14/10/2022 và trong các ngày 13 đến 15/10/2023 thì hệ thống thoát nước của thành phố không thể đáp ứng được (nguyên tắc khi thiết kế hệ thống thoát nước không thể tính toán đáp ứng cho tất cả các trận mưa), dẫn đến ngập trên diện rộng.

Thực tế, ngay sau trận ngập lụt giữa tháng 10/2022, Sở Xây dựng TP Đà Nẵng cho biết, qua đánh giá năng lực thoát nước của thành phố, ngoài việc lượng mưa vượt ngưỡng thì hệ thống thoát nước thành phố còn nhiều bất cập, đặc biệt là tại khu vực trung tâm thành phố. Cụ thể, phần lớn, hệ thống thoát nước khu vực trung tâm thành phố được xây dựng từ lâu và hiện đã xuống cấp; một số tuyến cống được xây dựng từ thời Pháp, Mỹ bằng cống gạch vòm và sau này xây bằng đá hộc, đã bị sụt lở, tắc nghẽn.

Một số điểm cục bộ có tiết diện, cao độ cống chưa hợp lý. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật ngầm còn nhiều bất cập, chồng chéo như hệ thống cấp điện, cấp nước, cáp quang... lắp đặt chạy ngang qua cửa thu nước, hố ga, qua cống làm giảm khả năng thoát nước. Tình trạng lấn chiếm, xâm hại hệ thống thoát nước như đổ đất đá, rác thải xuống mương cống, hồ điều hoà gây tắc nghẽn dòng chảy; xe tải trọng nặng chạy lên vỉa hè gây hư hỏng các cấu kiện của hệ thống thoát nước.

Hạ tầng thoát nước tại TP Đà Nẵng còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng ngập sâu do mưa lớn kéo dài trong những năm qua. 

Đối với một số nơi thường xuyên xảy ra ngập sâu như Mẹ Suốt, Khe Cạn, đây là những khu vực mà người dân xây dựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp, không được quy hoạch bài bản, hạ tầng kỹ thuật chưa thể đầu tư đồng bộ, một số khu vực không có hệ thống cống thoát nước và có địa hình thấp trũng. Chính vì thế, việc triển khai các dự án thoát nước tại những khu vực nêu trên vào thời điểm này cần phải cân nhắc kỹ, nhằm bảo đảm hiệu quả đầu tư và phù hợp với định hướng quy hoạch sử dụng đất tại khu vực.

UBND TP Đà Nẵng cho biết, Đà Nẵng phát triển đô thị mới trên lõi nền đô thị cũ. Thoát nước ở thành phố thực sự có vấn đề. Ngoài lỗi thiết kế không khớp nối thì một vấn đề nữa là lượng nước quá lớn ở sân bay. Trước đây sân bay Đà Nẵng được thiết kế với 14 hồ điều hòa nhưng thời gian qua các hồ đã bị bồi lấp. Mặc dù Đà Nẵng đã nạo vét, khơi thông cống rãnh trước mùa mưa bão nhưng chỉ cần 1 tấm nylon bít cửa thu cũng ảnh hưởng đến việc thoát nước. Do đó, việc nạo vét, kiểm tra cần phải xử lý trước, trong và sau khi mưa. 

Để giải quyết tình trạng ngập lụt đô thị Đà Nẵng, Sở Xây dựng cho biết thành phố đang triển khai chuẩn bị đầu tư và thi công các dự án thoát nước, xử lý ngập úng. Trong thời gian tới, Đà Nẵng sẽ triển khai đồng loạt các giải pháp như tăng cường hơn nữa công tác khơi thông cửa thu, mương thu nước; khảo sát toàn bộ các bất cập hiện nay về hệ thống cống thoát nước, trước mắt ưu tiên tại khu vực đô thị cũ…Hiện nay Sở Xây dựng đang triển khai đồ án quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt đô thị. Đây sẽ là giải pháp căn cơ để xử lý tình trạng ngập lụt hiện nay. 

UBND thành phố đã chỉ đạo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên và những đơn vị tổ chức lập quy hoạch phân khu, trong đó phải ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa. Trước mắt, Sở Xây dựng sẽ phối hợp hoàn thiện hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư các dự án chống ngập khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng và triển khai dự án Cải tạo các hồ điều tiết khu vực sân bay Đà Nẵng (dự kiến kinh phí khoảng trên 700 tỷ đồng).

Cùng với công tác quy hoạch, trước mắt việc khơi thông, nạo vét cống, cửa thoát nước được các địa phương đẩy mạnh triển khai. Ảnh: NT. 

Để khắc phục căn cơ việc ngập lụt đô thị khi có mưa lớn, Đà Nẵng cho biết, sẽ lưu ý trong quá trình thẩm định, phê duyệt các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch cao độ nền và thoát nước mặt trong thời gian tới theo hướng ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bêtông hóa nếu không thật sự cần thiết; lựa chọn chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán cao hơn trong đồ án quy hoạch cao độ nền và thoát nước mưa, nhằm tăng khẩu độ cống thoát nước.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng TP Đà Nẵng, hiện thành phố có 9 điểm ngập úng thường xuyên, kéo dài. Trong đó 6 điểm đang triển khai thi công dự án chống ngập là khu vực Trung Nghĩa, xung quanh đồi Trung Sơn, cổng KCN Hòa Khánh, kiệt 96 đường Điện Biên Phủ, đường Hà Huy Tập, kiệt 818 đường Trần Cao Vân. Nguyên nhân chủ yếu gây ngập ở các khu vực này là vướng giải phóng mặt bằng lâu năm dẫn đến chưa thể hoàn thành tuyến kênh thoát nước chính hoặc vướng các dự án đang thi công. Ngoài ra có 3 điểm đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư là khu vực đường Trần Xuân Lê, đường Tống Phước Phổ, đường Lê Tấn Trung. Các vị trí này chủ yếu có địa hình trũng thấp, hệ thống thoát nước hư hỏng, xuống cấp, nhiều cửa thu nước đã bị lấp nên khi có mưa lớn nước thoát không kịp, gây ngập úng. 

Sở Xây dựng cũng cho biết, do tần suất xuất hiện các trận mưa cực đoan trong giai đoạn gần đây ngày càng nhiều, mực nước sông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn ở mức cao mỗi khi mưa lớn hoặc xảy ra lũ từ thượng nguồn. Do vậy, UBND thành phố chỉ đạo Ban quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên và các đơn vị tổ chức lập quy hoạch phân khu lưu ý trong quá trình lập đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành cao độ nền và thoát nước mặt. Trong đó ưu tiên dành quỹ đất để bố trí hành lang thoát lũ, hình thành các hồ điều hòa và tăng diện tích hành lang xanh, mảng xanh đô thị, hạn chế tối đa việc bê tông hóa nếu không thật sự cần thiết. 

 

 

Lê Cường

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline