Hotline: 0941068156

Thứ năm, 16/01/2025 20:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ năm, 16/01/2025

Đa dạng các mô hình sinh kế giảm nghèo tại huyện miền núi

Thứ hai, 15/04/2024 14:04

TMO - Là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc, Hà Giang có trên 87% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Thời gian qua, với việc triển khai hiệu quả các mô hình phát triển kinh tế, đã giúp nhiều hộ dân tại các địa phương có thêm điều kiện thoát nghèo bền vững.

Tại tỉnh Hà Giang, nông nghiệp được coi là trụ đỡ của nền kinh tế. Nông nghiệp tạo ra sinh kế cho người dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình mục tiêu quốc gia 1719) - Dự án 3 với những tiểu dự án thực hiện các mối liên kết sản xuất, tạo sinh kế cho người dân; Hà Giang đã xây dựng những mô hình theo hình thức chuỗi giá trị và được kỳ vọng sẽ giúp cho người dân nghèo thay đổi tư duy để thoát nghèo.

Huyện Quang Bình có trên 93% người dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Từ tháng 8.2023, 41 hộ nghèo, cận nghèo thuộc các thôn đặc biệt khó khăn của xã Tân Trịnh rất phấn khởi khi được hỗ trợ tổng kinh phí trên 2,3 tỷ đồng để mua trâu, dê chăn nuôi sinh sản lẫn thương phẩm. Đây là những vật nuôi có tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế của người dân. Để dự án đem lại hiệu quả thiết thực, lâu dài, tạo sinh kế bền vững cho bà con, xã đã định hướng thành lập 3 tổ cộng đồng chăn nuôi trâu và 1 tổ cộng đồng chăn nuôi dê ở thôn Mác Hạ.

Những hộ nằm trong dự án còn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc đàn gia súc, nâng cao năng lực quản lý và phát triển thị trường. So với những vật nuôi khác, dê ăn được rất nhiều lá cây và cỏ nên nguồn thức ăn tự nhiên dồi dào. Trung bình, mỗi năm dê mẹ đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 1 đến 3 con, nếu nuôi dê lấy thịt thì từ tháng thứ 8 có thể bán được, trọng lượng đạt 20 kg. Với giá bán thị trường hiện tại, dê đạt khoảng 100.000 - 130.000 đồng/kg.

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Quang Bình cho biết: Tính đến nay, các xã, thị trấn trong toàn huyện đã triển khai, thực hiện 113 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đa dạng hóa sinh kế cho người dân với tổng số tiền đã giải ngân hơn 65,9 tỷ đồng. Đây là tiểu dự án 2 của dự án 3 phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị trong chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021 - 2025.

Người dân được hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như thu nhập. 

Xác định công tác giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hằng năm, UBND huyện Hữu Lũng chỉ đạo các phòng chuyên môn và UBND các xã trên địa bàn triển khai quyết liệt, hiệu quả các giải pháp giảm nghèo. Theo đó, từ nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện đã triển khai hỗ trợ 14 dự án mô hình chăn nuôi bò thương phẩm, bò sinh sản và trồng cỏ voi cho 278 hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo tại 13 xã với tổng kinh phí hơn 6,8 tỷ đồng.

Cùng với đó, từ năm 2022 đến nay, UBND huyện Hữu Lũng hỗ trợ 6 xã triển khai mô hình chăn nuôi ngựa, gà và hỗ trợ phân bón cho người dân phát triển sản xuất với tổng kinh phí trên 3 tỷ đồng. Để việc thực hiện mô hình đạt hiệu quả, UBND huyện hỗ trợ theo từng nhóm hộ, mỗi nhóm tối thiểu 3 hộ, tối đa 20 hộ, trong đó bầu 1 hộ làm tổ trưởng có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, gắn kết, khích lệ các hộ cùng nhau chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm để phát triển mô hình.

Tại xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng để giúp người dân thoát nghèo, những năm qua, UBND xã đã được huyện phân bổ nguồn kinh phí thực hiện các mô hình giảm nghèo. Theo đó, xã đã rà soát, lựa chọn các hộ thuộc diện được hỗ trợ để tuyên truyền, vận động họ tham gia mô hình. Năm 2020, xã đã hỗ trợ 30 con bò giống cho 30 hộ nghèo, cận nghèo để phát triển kinh tế. Sau 3 năm thực hiện, mô hình đã đem lại hiệu quả, các hộ được hỗ trợ đã thoát nghèo. Đến năm 2023, xã tiếp tục hỗ trợ bò giống cho 22 hộ, đến nay, bò tại các hộ đang phát triển tốt.

Bên cạnh đó, xã chủ động tuyên truyền, khuyến khích người dân, đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo khai thác thế mạnh của địa phương để phát triển kinh tế. Hiện nay, người dân trên địa bàn xã đã tập trung phát triển mô hình chăn nuôi gia cầm (tổng đàn gần 400 nghìn con), mô hình chăn nuôi lợn (quy mô 1.500 con), mô hình trồng dưa bao tử (20 ha)... Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã còn 8,5% (giảm 6,9% so với năm 2023). Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, năm 2024, UBND xã đã rà soát và trình UBND huyện hỗ trợ bò sinh sản cho 24 hộ nghèo, cận nghèo, giúp người dân có thêm nguồn lực để phát triển kinh tế.

Được hỗ trợ con giống, kỹ thuật chăm sóc vật nuôi, nhiều gia đình dân tộc thiểu số huyện Mèo Vạc vươn lên thoát nghèo. Ảnh: HL. 

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến cuối năm 2023, số hộ nghèo đa chiều có 81.451 hộ/191.157 hộ; chiếm 42,61% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 13.276 hộ, giảm 7,34% so với năm 2022); trong đó, số hộ nghèo 59.496 hộ, chiếm 31,12% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 10.822 hộ, giảm 5,96% so với năm 2022); số hộ cận nghèo 22.955 hộ, chiếm 11,49% tổng số hộ toàn tỉnh (giảm 2.454 hộ, giảm 1,38% so với năm 2022).

Năm 2024, tỉnh Hà Giang phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều trên 4% (giảm khoảng 7.821 hộ nghèo đa chiều), các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm trên 6%, hạn chế thấp nhất hộ tái nghèo và hộ nghèo phát sinh mới. Hiện thực hóa các mục tiêu đặt ra, tỉnh tập trung triển khai hiệu quả các dự án hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế-xã hội các huyện nghèo; đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng; phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững; hỗ trợ nhà ở hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo; truyền thông và giảm nghèo về thông tin; nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá chương trình.

 

 

Hà Linh 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline