Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 11:11
Thứ sáu, 27/05/2022 15:05
TMO - Ngành Lâm nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ có tốc độ tăng trưởng nhanh và đã được khẳng định là ngành kinh tế – kỹ thuật đặc thù, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm lâm nghiệp từ quản lý, bảo vệ, phát triển đến sử dụng rừng, chế biến và thương mại lâm sản.
Theo giới chuyên gia, khoa học công nghệ đã giúp ngành lâm nghiệp phát triển mạnh với những con số ấn tượng như đạt 42% diện tích che phủ rừng, đạt xuất siêu 13 tỉ đô la Mỹ. Đặc biệt năm 2021, mặc dù trong bối cảnh đại dịch Covid-19 hoành hành, về môi trường nước ta vẫn đạt xấp xỉ 3.200 tỉ đồng, tương đương trên 150 triệu đô la Mỹ. Đó nhờ có các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp rừng; trồng rừng từ sớm tạo ra nguồn nguyên liệu cho đầu vào sản xuất sản phẩm lâm nghiệp.
Một số chuyên gia cho rằng, để đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đối với phát triển ngành lâm nghiệp phải nhìn vào một giai đoạn dài, không phải chỉ một vài năm. Nếu chúng ta không nghiên cứu về giống cây lâm nghiệp rừng trồng từ cách đây rất nhiều năm thì làm sao chúng ta có rừng trồng phát triển, tạo ra nguồn nguyên liệu cho đầu vào sản xuất sản phẩm lâm nghiệp như hiện nay. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta ngày càng tiếp cận được nhiều công nghệ hiện đại, mẫu mã ngày càng cao, sức sản xuất trong nông nghiệp rất lớn... nhưng nhiều lĩnh vực đang gặp khó khăn về thị trường. Nếu chúng ta không chuẩn bị ngay các điều kiện cho thời gian tới thì "cái áo" sẽ bị chật. Nhất là trong điều kiện dư địa tài nguyên không còn nhiều, đất không còn để mà trồng thêm nhiều rừng nữa, cho nên rất cần đến khoa học công nghệ.
Xuất khẩu gỗ là một trong những thế mạnh của ngành lâm nghiệp.
Lấy dẫn chứng từ quốc tế, Phần Lan chiếm trên 75% diện tích đất, diện tích rừng lớn nhất ở châu Âu, rừng được coi là "nguồn cảm hứng" bởi rừng "thống trị" nhiên nhiên. Hầu hết diện tích rừng ở Phần Lan có chủ rừng là hộ gia đình. Chiến lược bảo vệ rừng của Phần Lan là quản lý rừng bền vững và được coi là nguồn của sự thịnh vượng. Người Phần Lan bảo vệ rừng bằng cách trồng mới 4 cây con để thay thế cho 1 cây con bị chặt. Hiện nơi này có 90% rừng thương mại được chứng nhận PEFC/FSC. Cũng ở Phần Lan, gỗ là một vật liệu hữu dụng với quan điểm, "mọi thứ có thể được làm từ nhựa thì cũng có thể được làm từ gỗ". Các công ty của Phần Lan thậm chí còn sản xuất bồn rửa bằng gỗ và dùng bột gỗ để bó bột cho xương bị gãy.
Về định hướng phát triển ngành lâm nghiệp, theo giới chuyên gia, cần đổi mới công nghệ sản xuất, kinh doanh nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển công tác chọn giống cây Lâm nghiệp phục vụ trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho ngành Công nghiệp chế biến gỗ; ứng dụng công nghệ cao vào các hoạt động điều tra, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; thúc đẩy quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng thông qua phương pháp tiếp cận hợp tác công tư cộng đồng; từ đó thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để bắt kịp với mặt bằng của thế giới, nâng cao chất lượng của nền kinh tế, tạo nền tảng công nghệ tiên tiến để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa theo hướng hiện đại.
Vũ Minh
Bình luận