Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 00:01
Thứ ba, 12/07/2022 15:07
TMO – Chi phí đầu tư cho năng lượng tái tạo đang giảm dần, đây là một lợi thế để khuyến khích các quốc gia đẩy nhanh lộ trình chuyển đổi khai thác, sử dụng năng lượng sạch.
Giá năng lượng tái tạo đã giảm 89% trong 10 năm qua và năng lượng Mặt Trời hiện là nguồn cung cấp điện rẻ nhất. Các nhà sản xuất, các tổ chức tài chính đang sản xuất năng lượng tái tạo với giá ngày càng thấp hơn. Trên toàn thế giới, hơn 80% tổng công suất phát điện được lắp đặt vào năm 2020 là năng lượng tái tạo, trong đó năng lượng Mặt Trời và gió chiếm 91% tổng năng lượng tái tạo mới. Tổng công suất năng lượng tái tạo mới tại châu Á là 1,46 Terawatt (TW) vào năm 2021.
(Ảnh minh hoạ)
Các chuyên gia nhận định châu Á là châu lục tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới và cũng là châu lục có mức tiêu thụ năng lượng cao nhất toàn cầu. Đây cũng là khu vực có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo cùng với kiến thức và chuyên môn đáng kể về năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp của năng lượng tái tạo để đáp ứng nhu cầu phát triển vẫn còn thấp so với các loại năng lượng truyền thống. Cùng với quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, chuyển đổi năng lượng đóng vai trò then chốt trong việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, góp phần thực hiện mục tiêu đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.
Để hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, các nước trên thế giới không chỉ cần áp dụng và mở rộng quy mô năng lượng tái tạo (năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió, thủy điện) mà còn cần thúc đẩy mạnh mẽ hiệu quả sử dụng năng lượng. Việt Nam có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo. Chỉ trong vòng 5 năm đã mở rộng quy mô công suất năng lượng Mặt Trời từ gần như không có vào năm 2017 lên hơn 16.000MW vào năm 2022, vượt xa các mục tiêu quốc gia.
(Còn nữa)
P. Trang
Bình luận