Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 21:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Chuyên gia: Bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ để TPHCM là nơi đáng sống

Thứ năm, 13/07/2023 19:07

TMO - “Xác định rừng ngập mặn Cần Giờ là vùng đặc biệt quan trọng đối với thành phố Hồ Chí Minh, nếu không có rừng ngập mặn Cần Giờ, TP.HCM sẽ không còn là nơi đáng sống” PGS.TS Lê Trình - Ủy viên BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) đã có chia sẻ bên lề Hội nghị BCH VACNE mở rộng năm 2023. 

Theo PGS.TS Lê Trình, bảo vệ Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ bảo vệ rừng ngập mặn mà đây là vùng có giá trị hết sức quan trọng về môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu đối với TP.HCM và các tỉnh miền Đông Nam Bộ nói chung. Bởi vì hiện nay, rừng ngập mặn Cần Giờ chiếm đến 30% tổng diện tích của TP.HCM, khu vực này hiện nay chỉ có khoảng 70,000 dân và những cánh rừng rất lớn, đây là vùng rừng tốt nhất ở Việt Nam, tốt hơn cả Khu dữ trữ sinh quyển thế giới mũi Cà Mau.

Rất nhiều nhà đầu tư muốn chuyển đổi vùng đất này thành các khu đô thị, khu lấn biển và các hoạt động kinh tế khác. Điều này đã đặt ra nhiều lo ngại, với cái sức ép đầu tư với rất nhiều tỷ USD của các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, vùng rừng Cần Giờ không phải tương lai xa mà chính thế hệ chúng ta sẽ bị thay đổi rất lớn.

Theo PGS việc triển khai các dự án lấn biển thì sẽ chuyển toàn bộ ha rừng đó thành vùng đất bãi bồi mới, thay đổi chế độ dòng chảy, yếu tố xâm nhập mặn. Trong khi đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn được điều khiển bởi 3 yếu tố: cân bằng dinh dưỡng, cân bằng phù sa và cân bằng nước, chỉ cần thay đổi độ mặn của nước khu vực Cần Giờ thôi là các loại cây có thể thay đổi rồi, chứ chưa nói là phá 1ha nào, thay đổi khả năng bồi lắng rừng Cần Giờ giảm đi rất nhiều.

PGS.TS Lê Trình nhấn mạnh: TP.HCM cần xác định rằng toàn bộ diện tích Cần Giờ hoặc là nằm trong khu bảo vê nghiêm ngặt của UNESCO, vùng đệm, vùng lõi. Tuy nhiên, với sức ép của nhiều nhà đầu tư, chuyên gia lo lắng rằng bảo vệ Cần Giờ là chỉ bảo vệ vùng lõi thôi mà không bảo vệ các vùng đệm xung quanh. Những vấn đề về nguồn nước, xử lý chất thải, ô nhiễm, chống ngập lụt thành phố đã được đề cập rất nhiều, tuy nhiên việc bảo vệ hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ chưa được quan tâm thấu đáo. 

Bảo vệ, phát triển bền vững rừng ngập mặn Cần Giờ không chỉ xuất phát từ giá trị do UNESCO công nhận cho một Khu dự trữ sinh quyển mà chính là đảm bảo khả năng sinh tồn của người dân thành phố, đây là vấn đề hết sức quan trọng, PGS rất mong Hội, các Giáo sư đầu ngành về đa dạng sinh học lưu tâm đến Cần Giờ.

Phục hồi rừng Cần Giờ sau chiến tranh. (Ảnh tư liệu) 

Ngoài ra, rừng ngập mặn Cần Giờ còn được nhắc đến với vai trò là vùng đất ngập nước đảm bảo cho vấn đề xử lý nước thải khi toàn bộ nước thải tại vùng Đông Nam Bộ (đặc biệt là Đồng Nai, Biên Hòa, TP.HCM) đưa vào đều được bãi bồi rừng ngập mặn Cần Giờ xử lý, do vậy vùng biển Bà Rịa-Vũng Tàu vẫn còn trong. Theo PGS chỉ cần mất đi bãi bồi này chứ không nói rừng ngập mặn thì vùng biển trên sẽ chịu ảnh hưởng từ các nguồn nước thải. Chúng ta bỏ ra hàng tỷ đô la để xây dựng nhà máy xử lý nước thải nhưng giá trị không bằng vùng đệm của Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Trước những chia sẻ của PGS.TS Lê Trình, TS Nguyễn Ngọc Sinh – Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt Nam khẳng định, rừng ngập mặn Cần Giờ được coi là “lá phổi xanh” của TP.HCM, bảo vệ hệ sinh thái Cần Giờ là vấn đề rất lớn, rất mong có sự hưởng ứng của các nhà khoa học về vấn đề bảo vệ, phát triển bền vững hệ sinh thái tại khu vực này. 

Ủy ban nhân dân TP.HCM đã công bố bản dự thảo Đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ. Việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, theo quan điểm của UBND TP.HCM là phát triển thành cảng trung chuyển container quốc tế trên cơ sở ưu tiên phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, rủi ro môi trường, định hướng trở thành “Cảng Xanh” đầu tiên tại Việt Nam.

Theo đề án, Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ được đề xuất đặt tại khu vực Cù lao Phú Lợi (xã Thạnh An, huyện Cần Giờ). Cù lao này có hơn 93ha rừng phòng hộ, trong đó có hơn 82ha đất có rừng và được bao quanh bởi sông Thị Vải, sông Thêu. Khu vực này nằm trong vùng chuyển tiếp của khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, do đó, dự án không ảnh hưởng đến vùng lõi rừng.

Rừng ngập mặn Cần Giờ trong chiến tranh chống đế quốc Mỹ là đường giao thông huyết mạch, là cửa ngõ yết hầu vào Sài Gòn. Bộ đội đặc công, nhân dân Cần Giờ đã chiến đấu anh dũng trên mảnh đất này, gây cho địch nhiều thiệt hại nặng nề. Ðể bảo vệ vị trí chiến lược, người Mỹ đã biến rừng ngập mặn Cần Giờ thành "sa mạc mặn" bằng địa từ hàng chục nghìn quả bom, đạn và hàng triệu lít hóa chất khai hoang...

Rừng ngập mặn Cần Giờ được ví như là "lá phổi xanh" của TP.HCM. 

Sau ngày giải phóng, năm 1978, Thành ủy và UBND TP.HCM đã thành lập Lâm trường Duyên Hải (đóng tại Cần Giờ - thuộc Ty Lâm nghiệp) với nhiệm vụ khôi phục lại hệ sinh thái ngập mặn Cần Giờ. Các yêu cầu cụ thể: phải hồi phục rừng ngập mặn với tốc độ nhanh trong những năm đầu tiên; xác định được các giải pháp kỹ thuật phù hợp (giống tốt, vùng trồng thích hợp, tổ chức thi công nhanh, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng tốt); có các biện pháp kỹ thuật tác động để rừng tăng tuổi nhanh, sớm cung cấp một phần nhu cầu chất đốt và vật liệu xây dựng cho dân cư trong vùng, đồng thời tạo ra một môi trường thuận lợi cho các loài thủy sản nước lợ sinh sôi phát triển, giải quyết một phần thực phẩm cho nhân dân; sau khi phủ xanh các tiểu khu rừng, các năm tiếp theo tiến hành công tác điều chế, chăm sóc nuôi dưỡng rừng bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo hướng đa dạng sinh học, bảo tồn thiên nhiên, phục vụ cho nghỉ dưỡng, tham quan, học tập, nghiên cứu khoa học cho sinh viên.

Một trong những kết quả nghiên cứu nổi bật của nhóm tác giả là chọn được loài cây trồng thích hợp, với phương châm "đất nào cây đó". Các nhà khoa học sau khi đi điều tra, khảo sát thực địa, nghiên cứu các khu rừng ngập mặn ở Cà Mau, Bến Tre... đồng thời nghiên cứu tài liệu liên quan tình hình sinh trưởng, phát triển của rừng Sác Cần Giờ trước đây, đã chọn cây đước là cây được trồng chủ yếu. Cây đước có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên các vùng đất phù sa, sình lầy, bùn chặt, chịu ảnh hưởng của thủy triều với độ mặn từ 10 đến 25%. Nguồn giống trái đước ở Cà Mau có thể cung cấp đủ số lượng để trồng lại rừng đước ở Cần Giờ. Sau cây đước, các nhà khoa học đã cho trồng các loài cây: vẹt, dà vôi, gõ biển, xu  ổi, cóc... trên những vùng đất ẩm, ổn định, ít ngập triều, nước lợ...

Sau nhiều năm rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ đã bắt đầu hình thành và phát triển theo hướng đa dạng sinh học. Diện tích rừng đã phủ xanh hơn 31 nghìn héc-ta, trong đó có gần 20 nghìn héc-ta rừng trồng, hơn 11 nghìn héc-ta được khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và các loại rừng khác. Thật vinh dự cho các nhà khoa học ngành lâm nghiệp nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, khi rừng ngập mặn Cần Giờ được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn đầu tiên của thế giới và cũng là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên ở Việt Nam.

Thành tựu xuất sắc của công trình là phục hồi hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ chỉ trong thời gian khoảng 30 năm (trong khi đó nhận định của nhiều nhà khoa học trên thế giới là tối thiểu hàng trăm năm mới phục hồi được hệ sinh thái này). Ðóng góp của các nhà khoa học tham gia công trình nói trên là phục hồi một hệ sinh thái rừng ngập mặn bằng các giải pháp huy động được sức mạnh tổng hợp, đồng thời có sáng tạo trong việc xây dựng các quy trình lâm sinh phù hợp điều kiện tự nhiên và nhân văn của huyện Cần Giờ thuộc TP.HCM. 

Hiệu quả về mặt kinh tế và môi trường rất lớn. Rừng ngập mặn Cần Giờ vừa là "lá phổi" vừa là "quả thận" có chức năng làm sạch không khí và nước thải từ các thành phố công nghiệp trong thượng nguồn sông Ðồng Nai - Sài Gòn để ra biển Ðông.

 

 

PV

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline