Hotline: 0941068156

Thứ tư, 09/07/2025 18:07

Tin nóng

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Vi phạm về môi trường trong 6 tháng đầu năm giảm mạnh

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm đạt 7,52%

10 nổi bật về kinh tế-xã hội trong 6 tháng đầu năm 2025

Tăng trưởng 6 tháng đầu năm có thể đạt trên 7,5% đến 7,6%, cao nhất trong gần 20 năm

Ra mắt các nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết 57 về phát triển khoa học công nghệ

Nghị quyết 57 có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Thứ tư, 09/07/2025

Chuyển đổi số góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai

Thứ tư, 09/07/2025 10:07

TMO - Những năm qua, với sự hỗ trợ đắc lực từ chuyển đổi số, công tác dự báo, cảnh báo sớm thiên tai ngày càng hiệu quả, qua đó nâng cao năng lực phòng, chống, chủ động ứng phó, giảm thiệt hại do thiên tai. 

Thông tin từ Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai cho thấy, cả nước hiện có hệ thống đê điều quy mô lớn, với tổng số hơn 9.708km đê, trong đó 2.776km đê từ cấp III đến cấp đặc biệt, cùng số lượng khổng lồ các công trình trên tuyến, với hơn 1.035km kè bảo vệ đê, 1.563 cống dưới đê, 632 kho, bãi vật tư dự trữ phòng, chống lụt, bão, 1.405 điếm canh đê… có nhiệm vụ bảo vệ diện tích lớn, dân số đông và nhiều khu vực trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của đất nước.

Hệ thống đê điều được xác định chống lũ, bão một cách triệt để, tập trung chủ yếu ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, vùng Đồng bằng sông Cửu Long còn có khoảng 45.508km đê bao, bờ bao các loại. Tuy nhiên, do hệ thống đê lớn, hình thành từ lâu, chủ yếu đắp bằng đất, dưới tác động của thiên tai nên thường xuyên bị hư hỏng, xuống cấp, còn nhiều xung yếu.

Trên các tuyến đê từ cấp III trở lên, hiện nay còn tồn tại khoảng 300 trọng điểm xung yếu; 269,7km đê thiếu cao trình; 298,8km đê mảnh, nhỏ; 184,6km đê xảy ra đùn sủi, thẩm lậu khi có lũ; 354 cống và 223,1km kè hư hỏng. Ngoài ra, trong đợt lũ đặc biệt lớn sau bão số 3 (Yagi) năm 2024 đã xảy ra 805 sự cố đê điều.

Ứng dụng công nghệ số trong quản lý đê điều là một trong những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống thiên tai (Ảnh minh họa). 

Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng khó lường, thiên tai không còn theo quy luật, lĩnh vực thủy lợi, phòng, chống thiên tai cần một mô hình quản lý linh hoạt, thích ứng nhanh, ra quyết định kịp thời dựa trên cơ sở dữ liệu được số hóa để ứng phó hiệu quả hơn nhằm hạn chế thiệt hại về người và tài sản của nhân dân. Từ thực tế này, việc đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao hiệu quả phòng, chống thiên tai được nhấn mạnh là nhiệm vụ quan trọng. 

Hiện nay, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai đã thực hiện cơ sở dữ liệu WebGIS (là hệ thống quản lý, lưu trữ dữ liệu không gian (bản đồ, hình ảnh) và dữ liệu thông tin phi không gian liên quan đến địa lý) về đê điều ở 21 địa phương có đê từ cấp III trở lên. Từ đó, cung cấp đầy đủ thông tin, hình ảnh, tư liệu về các tuyến đê, nhất là các trọng điểm xung yếu đê. Đồng thời, phần mềm theo dõi mực nước các tuyến sông có đê được xây dựng, truy cập qua trang web và ứng dụng trên thiết bị android, iOS cung cấp thông tin về mực nước thực đo, mực nước báo động, giúp nắm bắt thông tin đầy đủ, kịp thời, tham mưu hiệu quả, nhất là khi chỉ đạo hộ đê.

Ngoài ra, với 80 camera giám sát tại các vị trí trọng điểm xung yếu đê… đã quan trắc, theo dõi diễn biến công trình, mực nước lũ thời gian thực, giúp chủ động quản lý, bảo vệ, ứng phó. Ngoài ra, việc sử dụng flycam đã bổ sung cơ sở dữ liệu, hình ảnh hành lang bảo vệ đê, bãi, lòng sông, vị trí sạt lở, ngập do lũ lớn, đáp ứng kịp thời phòng, chống lũ, quản lý đê.

Từ năm 2020, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên taiđã ứng dụng nền tảng Zalo để thông tin đến người dân về thời tiết, diễn biến thiên tai. Sau gần 5 năm hoạt động, mỗi năm gửi hơn 100 triệu tin nhắn đến các vùng bị thiên tai trên cả nước và có hàng trăm nghìn người theo dõi.

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai, thời gian tới thúc đẩy hoàn chỉnh hệ thống cơ sở dữ liệu; hệ thống quản lý, khai thác dữ liệu phục vụ công tác quản lý. Đồng thời, phát triển hệ thống hỗ trợ ra quyết định ứng dụng các công nghệ mới như: AI, cơ sở dữ liệu lớn, lưu trữ đám mây; đẩy mạnh xây dựng mạng lưới giám sát đồng bộ hệ thống đê, quản lý bãi sông; tăng cường áp dụng công nghệ mới trong thu thập dữ liệu như: Ảnh viễn thám độ phân giải cao, flycam, công nghệ LiDAR tạo bản đồ 3D.../.

 

Thanh Nga 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline