Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 00:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon

Thứ bảy, 23/07/2022 12:07

TMO - Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane đặt mục tiêu từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí methane của ngành giao thông vận tải. Trong đó, nhấn mạnh tới mục tiêu của Chiến lược là phát triển hệ thống giao thông vận tải xanh hướng tới mục tiêu phát thải ròng khí nhà kính về “0” vào năm 2050.

Mục tiêu cụ thể giai đoạn đến năm 2030, nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, đẩy mạnh chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với các lĩnh vực thuộc ngành giao thông vận tải đã sẵn sàng về mặt công nghệ, thể chế, nguồn lực nhằm thực hiện mức cam kết trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) và mục tiêu giảm phát thải khí methane của Việt Nam.

Giai đoạn đến năm 2050, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, thực hiện mạnh mẽ việc chuyển đổi toàn bộ phương tiện, trang thiết bị, hạ tầng giao thông vận tải sang sử dụng điện, năng lượng xanh, hướng đến phát thải ròng khí nhà kính về "0" vào năm 2050.

Theo Chiến lược thì đến năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh 

Về lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh giai đoạn 2022-2030, Chiến lược đề ra mục tiêu với đường bộ, thúc đẩy sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và chuyển đổi sử dụng các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng điện; mở rộng phối trộn, sử dụng 100% xăng E5 đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp; khuyến khích các bến xe, trạm dừng nghỉ xây dựng mới và hiện hữu chuyển đổi theo tiêu chí xanh.

Đối với đường sắt, Chiến lược đề ra mục tiêu nghiên cứu thí điểm sử dụng phương tiện đường sắt sử dụng điện, năng lượng xanh trên các tuyến đường sắt hiện tại. Đầu tư xây dựng các tuyến đường sắt mới theo định hướng điện khí hóa.

Xây dựng kế hoạch và đầu tư theo lộ trình thay thế phương tiện đường sắt cũ hết niên hạn bằng loại phương tiện có thể chuyển đổi sang sử dụng điện, năng lượng xanh; khuyến khích chuyển đổi trang thiết bị bốc, xếp tại các nhà ga sang thiết bị sử dụng điện, năng lượng xanh.

Với đường thủy nội địa, Chiến lược khuyến khích đầu tư đóng mới, nhập khẩu, chuyển đổi phương tiện thủy nội địa sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng dụng điện, năng lượng xanh; nghiên cứu, xây dựng tiêu chí cảng xanh, tuyến vận tải xanh làm cơ sở xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư mới cảng thủy nội địa xanh; áp dụng thí điểm tại một số cảng thủy nội địa; nghiên cứu, đưa một số tuyến vận tải thủy trở thành tuyến vận tải xanh.

Ngoài ra, với giao thông đô thị, Chiến lược đặt ra mục tiêu từ năm 2025, 100% xe buýt thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội đạt 45% -50%; Thành phố Hồ Chí Minh đạt 25%; Đà Nẵng đạt 25% - 35%; Cần Thơ đạt 20%; Hải Phòng đạt 10% - 15%; đô thị loại I đạt ít nhất 5%.

Từ năm 2030, tỷ lệ phương tiện sử dụng điện, năng lượng xanh đạt tối thiểu 50%; 100% xe taxi thay thế, đầu tư mới sử dụng điện, năng lượng xanh. Đến năm 2050, 100% xe buýt, xe taxi sử dụng điện, năng lượng xanh; tỷ lệ đảm nhận của vận tải hành khách công cộng tại các đô thị đặc biệt, đô thị loại I lần lượt đạt ít nhất 40% và 10%.

Chiến lược đề ra các mục tiêu cụ thể trong giảm phát thải khí cacbon đối với vận tải đường thủy, đường sắt, giao thông đô thị. Ảnh: Lạc Mẫn 

Theo báo cáo, năm 2019, ngành GTVT phát thải khoảng 45 triệu tấn CO2, dự báo tăng trung bình 6 - 7%/năm và đạt gần 90 triệu tấn vào năm 2030. Trong đó, vận tải đường bộ là nguồn phát thải CO2 cao nhất, chiếm khoảng 80% lượng phát thải toàn ngành, vận tải đường thủy (nội địa và ven biển) chiếm 10%; hàng không chiếm 6%; đường sắt không đáng kể.

Cũng theo nhận định của Bộ GTVT, lượng phát thải do các hoạt động GTVT Việt Nam khá cao, chủ yếu do tỷ lệ phương tiện lạc hậu, quá niên hạn sử dụng cao. Ngoài ra, mạng lưới kết cấu hạ tầng chất lượng kém, kết nối chưa thuận lợi dẫn đến nhiều ách tách. Đồng thời, hoạt động tổ chức vận tải chưa hiệu quả, trong đó vận tải đường bộ chiếm tỷ trọng lớn với tỷ lệ xe chạy rỗng nhiều, giao thông công cộng còn khiêm tốn.

Tính đến hết năm 2021, cả nước có hơn 4,5 triệu xe ô tô, gần 60 triệu phương tiện cá nhân hai bánh chủ yếu sử dụng nhiên liệu xăng, dầu diesel. Ngành Đường sắt hiện có 244 đầu máy 100% chạy dầu diesel, trong đó tỷ lệ đầu máy cũ sản xuất trên ba thập kỷ chiếm tới hơn 37%. Cụ thể, hiện có tới 29 đầu máy sản xuất từ năm 1963, 27 đầu máy sản xuất năm 1978, 35 đầu máy sản xuất từ năm 1985. 

Đường thủy nội bộ hiện có hơn 233 nghìn phương tiện có độ tuổi bình quân 13,2 năm. Tàu hàng chiếm tỷ lệ 87,5% với 204 nghìn chiếc, tàu khách chiếm 12,5% (29 nghìn chiếc). Ngoài ra còn có hơn 2.700 phương tiện vận chuyển VR-SB (sông pha biển). 

Số đội tàu biển là 1.555 tàu với tuổi bình quân là 16,7 năm, trẻ hơn 5 năm so với thế giới. Số tàu bay của Việt Nam hiện có hơn 233 chiếc. Tuổi trung bình đội tàu bay là 6,2 năm, khá trẻ so với tuổi trung bình tàu bay thế giới. 

Hệ thống logistics tại các cảng hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ chủ yếu sử dụng nhiên liệu xăng và dầu diesel. Trang thiết bị bốc xếp tại các ga đường sắt, bến tàu thủy nội địa sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu. Đa số trang thiết bị sử dụng ở các cảng biển là thiết bị nhập khẩu, tuy nhiên tỷ lệ cảng sử dụng trang thiết bị bốc xếp chạy điện chưa nhiều...

Trước thực trạng trên mà quan trọng hơn là những ảnh hưởng tới môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân, việc phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí cacbon và khí methane của ngành giao thông vận tải được kỳ vọng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, hướng tới phát triển hệ thống giao thông vận thải xanh.

 

 

Hoàng Huyền 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline