Hotline: 0941068156

Thứ ba, 20/05/2025 20:05

Tin nóng

Quần thể thông hai lá dẹt ở Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giáo sư Phạm Ngọc Đăng – Nhà khoa học dành trọn tâm huyết nghiên cứu về tài nguyên, môi trường

Đắk Lắk: Linh sam sông Hinh hơn 100 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội nghị quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về xây dựng, thi hành pháp luật và phát triển kinh tế tư nhân

[Phát triển kinh tế tư nhân] Nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ

Lai Châu: Sạt lở nghiêm trọng tại công trường thủy điện khiến nhiều người thương vong

3 trụ cột chính trong quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan: Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 20/05/2025

Chủ tịch COP26: Tác động của khí hậu tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán

Thứ hai, 28/02/2022 21:02

TMO – Nếu không muốn đối mặt với thảm họa, Chính phủ các nước phải hành động nhanh hơn bởi khủng hoảng khí hậu đang gây ra những tác động tồi tệ hơn nhiều so với dự đoán trước đó.

Theo đó, trước thềm sự kiện công bố báo cáo khoa học khí hậu mới mang tính bước ngoặt của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), Chủ tịch Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) Alok Sharma đã đưa ra lời cảnh báo trên.

Theo Chủ tịch COP26, những thay đổi của khí hậu mà chúng ta chứng kiến ngày nay đang ảnh hưởng đến chúng ta sớm hơn và lớn hơn nhiều so với những gì chúng ta từng nghĩ. Tác động của biến đổi khí hậu đến cuộc sống thường nhật sẽ ngày càng nghiêm trọng và rõ rệt. Nếu không có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ, dựa trên nền tảng khoa học rất rõ ràng trước mắt, chúng ta sẽ tự làm cho bản thân và các quần thể của chúng ta gặp phải sự bất lợi lớn.

Cháy rừng ở Bang California, Mỹ (Ảnh: RT)

Trong báo cáo được công bố hôm 28/2, IPCC dự kiến chỉ ra rằng hạn hán, lũ lụt và các đợt sóng nhiệt sẽ gia tăng về tần suất và cường độ, gây ra những hậu quả tàn khốc và tác động tới tất cả các khu vực trên toàn cầu.

Sau khoảng thời gian hơn 7 năm biên soạn dựa trên việc đánh giá hàng nghìn bài báo khoa học được xuất bản mỗi năm, báo cáo mới nhất của IPCC được kỳ vọng sẽ cho thấy một thực tế: biến đổi khí hậu đang đẩy thể giới đến gần bờ vực của một sự thay đổi thảm khốc, và hành động khẩn cấp là cần thiết để bảo vệ thế giới trước những tác động mạnh mẽ không thể tránh khỏi, thậm chí là đã xảy ra.

Chủ tịch COP26 nhấn mạnh trước thềm sự kiện công bố báo cáo, “Dựa trên cơ sở khoa học của những năm gần đây, báo cáo nhiều khả năng sẽ cho chúng ta biết rằng trong thập kỷ qua, tác động của biến đổi khí hậu lớn hơn nhiều so với dự đoán. Các nhà hoạch định chính sách cần xem đây là một lời cảnh tỉnh khác để có những hành động phù hợp ngay từ bây giờ”.

Tại COP26, chính phủ các nước giàu đã cam kết tăng gấp đôi viện trợ thích ứng biến đổi khí hậu cho các nước nghèo đến năm 2025. Đây là một tiến bộ lớn so với các kỳ COP trước. Vương quốc Anh hiện đang chi 5 tỷ bảng Anh cho nỗ lực ứng phó với tác động của lũ lụt cũng như chuẩn bị kế hoạch thích ứng quốc gia”, ông cho biết thêm.

Báo cáo được IPCC công bố ngày 28/2 là phần thứ 2 trong số 4 phần của “Báo cáo đánh giá khoa học toàn diện lần thứ 6 (AR6)” của cơ quan này. Phần đầu tiên, được xuất bản vào tháng 8 năm ngoái, đã chỉ ra rằng biến đổi khí hậu là do tác động của con người và đang gây ra những thay đổi “chưa từng có” và trong một số trường hợp là “không thể đảo ngược”.

Phần thứ ba của báo cáo, dự kiến xuất bản vào tháng 4 tới, sẽ đề ra các biện pháp đối phó với khủng hoảng khí hậu, chẳng hạn là đầu tư vào năng lượng tái tạo và các công nghệ mới như thu giữ carbon. Phần cuối cùng – bản báo cáo tổng hợp-sẽ được công bố vào tháng 10/2022.

 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline