Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 09/05/2025 18:05

Tin nóng

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

Thứ sáu, 09/05/2025

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng trong cao điểm nắng nóng

Thứ sáu, 09/05/2025 06:05

TMO - Trước diễn biến thời tiết nắng nóng gay gắt kéo dài, tỉnh Bình Thuận đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động ứng phó với nguy cơ cháy rừng, đặc biệt kiểm soát chặt chẽ, tăng cường phòng cháy tại khu vực rừng phòng hộ Lê Hồng Phong.

Tại Ban quản lý Rừng phòng hộ Lê Hồng Phong thuộc huyện Bắc Bình, nơi đang có mức cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cao, với tình hình nắng nóng kéo dài như hiện nay, nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Do đó, các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát các khu vực rừng trọng điểm, đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân, đồng thời chuẩn bị phương tiện, nhân lực sẵn sàng xử lý kịp thời khi có tình huống phát sinh.

Tại rừng phòng hộ Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, với đặc điểm rừng thường xanh rụng lá và rừng trồng, mùa khô rụng lá nhiều, dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, Ban quản lý rừng phòng hộ (BQLRPH) đã và đang chủ động phòng, ngăn chặn và hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng. Khu vực này chủ yếu là rừng phòng hộ, địa hình đồi dốc, đất cát đi lại khó khăn. Ngoài ra, những nơi giáp ranh có nhiều đặc điểm phức tạp, giáp dân cư, đất sản xuất của người dân và giáp biển.

Vành đai rừng của đơn vị tiếp giáp với các xã Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, Chợ Lầu, Bình Tân và huyện Tuy Phong, thời tiết trong vùng khắc nghiệt. Đáng chú ý, vào cao điểm mùa khô năm nay, nguy cơ gây cháy rừng vẫn luôn thường trực, như thực bì dễ bắt lửa gây nên cháy rừng trong bất kỳ địa điểm nào, nhất là các khu vực rừng trồng, rừng tự nhiên tiếp giáp với đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khu vực giáp ranh với rừng trong quá trình canh tác, dọn đốt rẫy, nếu bà con thiếu cẩn thận không kiểm tra, giám sát khiến ngọn lửa dễ gây ra cháy lây lan.

Lực lượng bảo vệ rừng tỉnh Bình Thuận túc trực, giám sát 24/24 nhằm kịp thời phát hiện các điểm cháy. (Ảnh: TS). 

Đại diện BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong cho biết, hàng năm đơn vị đều triển khai và thực hiện tốt công tác cày băng trắng, băng cản lửa PCCCR. Bên cạnh đó, tổ chức tuyên truyền, ký cam kết đối với những hộ dân sống ven rừng, gần rừng trong PCCCR.

Đơn vị cũng triển khai sửa chữa bảng tuyên truyền, biển báo cấm lửa, cấp cháy. Đồng thời, tu sửa, duy trì các công trình PCCCR, hệ thống chòi canh lửa, trang thiết bị, công cụ, phương tiện phục vụ công tác PCCCR hiện có, đảm bảo hoạt động tốt và phát huy được tính năng sử dụng mùa khô. Cùng với đó, tăng cường kiểm tra người và phương tiện vào rừng, thông báo cho địa phương các xã tuyên truyền trên loa phóng thanh nghiêm cấm việc đốt dọn nương rẫy tại các khu vực ven rừng, gần rừng về nội quy sử dụng lửa trong rừng và giáp ranh rừng; giám sát, kiểm tra chặt chẽ người ra vào rừng; phát hiện sớm và xử lý nhanh chóng những vụ đào bứng cây rừng, lấn, chiếm đất rừng khi vừa phát sinh.

Phân công, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra, gác trực vào mùa cao điểm, nắng nóng, hanh khô… Điều này giúp ứng phó kịp thời trong các tình huống cấp bách khi có cháy rừng xảy ra. Ban cũng xây dựng kế hoạch kiểm tra thường xuyên trên lâm phần các đơn vị trạm bảo vệ rừng quản lý để có thể phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Duy trì chế độ thường trực 24/24 trong mùa khô nhằm kiểm soát chặt chẽ; giảm thiểu nguy cơ bị cháy rừng hoặc phát hiện địa điểm cháy kịp thời. Từ kết quả trên, trong 5 năm qua, lâm phần BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong quản lý không có xảy ra vụ cháy nào thiệt hại ảnh hưởng đến rừng… Lãnh đạo BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong cho biết thêm, trong năm 2025 đơn vị đã và đang thực hiện các công trình lâm sinh, gồm chăm sóc rừng trồng bổ sung phục hồi, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên chuyển tiếp, khoán bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ chuyển tiếp, cày băng cản lửa phòng chống cháy rừng…

Đối với công trình chăm sóc rừng trồng, đơn vị đã triển khai thiết kế ngoại nghiệp. Đồng thời đang tiến hành triển khai vào bầu gieo tạo và chăm sóc cây giống để phục vụ trồng rừng năm 2025. Tập trung lực lượng đủ mạnh để tăng cường kiểm tra, trấn áp vi phạm tại các khu vực rừng có nguy cơ xâm hại cao.

Chủ động, kịp thời phát hiện, xử lý vụ phá rừng trái phép, không để tình hình vi phạm có diễn biến kéo dài trở thành điểm nóng. BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong cho biết, lâm phần của đơn vị nằm trong ranh giới hành chính của các xã Hòa Thắng, Hồng Phong, Hồng Thái, thị trấn Chợ Lầu – huyện Bắc Bình. Tổng diện tích, hiện trạng đất rừng của Ban đang quản lý và sử dụng 15.313,49 ha, gồm 24 tiểu khu. Trong đó, rừng sản xuất trên 7.000 ha; rừng phòng hộ hơn 8.200 ha.

Tuần tra rừng tại BQL RPH Lê Hồng Phong. (Ảnh: BBT). 

Đặc điểm nổi bật của khu vực BQL rừng phòng hộ Lê Hồng Phong là thời gian mưa ngắn, lượng mưa trung bình thấp, nhiệt độ cao ít thay đổi trong năm, gió và lượng nước bốc hơi lớn. Đất đai khu vực này chủ yếu là đất cát bay bán di động. Vì vậy gây bất lợi không ít cho hoạt động phát triển lâm nghiệp của đơn vị.

Công tác PCCR được các địa phương trên địa bàn tỉnh Bình Thuận chú trọng triển khai. Tại Ban quản lý rừng phòng hộ Hồng Phú (huyện Hàm Thuận Bắc) nhân viên bảo vệ rừng luôn túc trực tháp canh lửa hướng về các cánh rừng.

BQL rừng phòng hộ Hồng Phú được giao quản lý hơn 3.600 ha rừng (chủ yếu rừng trồng) nằm trên địa bàn 3 xã Hàm Đức, Hồng Sơn và Hàm Liêm. Thời điểm này đang cao điểm mùa khô, các cánh rừng keo rụng lá nên lớp thực bì dày. Vì vậy những hành động của người dân thiếu ý thức có thể gây ra các vụ cháy làm thiệt hại rừng. Xác định mức độ nguy hiểm, cũng như thực hiện nhiệm vụ nên vào mùa này, BQL liên tục tuần tra, kiểm soát người ra vào rừng để nhắc nhở, vận động ký cam kết phòng chống cháy rừng. Bên cạnh đó, các chốt đều bố trí người trực 24/24h.

Chi cục Lâm nghiệp-Kiểm lâm Bình Thuận cho biết, toàn tỉnh hiện có hơn 241.000 ha rừng (chiếm trên 77% diện tích có rừng của tỉnh). Phần lớn diện tích này thuộc các loại rừng khộp, rừng trồng khu vực ven biển gần khu dân cư và các điểm du lịch thuộc các huyện Tuy Phong, Hàm Thuận Nam, Bắc Bình, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Tánh Linh, Đức Linh và TP Phan Thiết.

Trước tình hình trên để chủ động PCCC rừng, ngay từ cuối năm 2024 Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm tỉnh đã tham mưu cho Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021-2025 xây dựng và ban hành Phương án số 327 ngày 23/01/2025 về bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2025. Đồng thời, tuyên truyền, nhắc nhở Nhân dân trong việc sử dụng lửa cũng như phát hiện sớm nguồn lửa trong và gần rừng để kịp thời huy động lực lượng dập ngay, tránh cháy lớn mất kiểm soát.

Việc Bình Thuận chủ động tăng cường ứng phó với nguy cơ cháy rừng trong cao điểm nắng nóng thể hiện rõ quyết tâm của địa phương trong bảo vệ tài nguyên rừng, tính mạng và tài sản của Nhân dân. Với sự vào cuộc đồng bộ của các lực lượng chức năng, cùng sự nâng cao ý thức phòng cháy trong cộng đồng, tỉnh Bình Thuận nói chung và BQL các khu vực rừng phòng hộ nói riêng đang từng bước xây dựng thế chủ động, sẵn sàng xử lý hiệu quả các tình huống cháy rừng có thể xảy ra, góp phần giữ vững an toàn tài nguyên rừng trên địa bàn.

 

 

Tuấn Minh

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline