Hotline: 0941068156

Thứ hai, 29/04/2024 09:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 29/04/2024

Chủ động tích trữ nước ngọt ứng phó với hạn mặn

Thứ bảy, 14/10/2023 07:10

TMO - Trước dự báo về tình hình hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024 đến sớm và gay gắt, các địa phương trên địa bàn tỉnh Bến Tre vận động người dân trữ nước mưa, nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô sắp tới.

UBND tỉnh Bến Tre cho biết, theo nhận định của các cơ quan chuyên môn, mùa mưa năm 2023 kết thúc sớm hơn so với trung bình nhiều năm (khoảng vào nửa cuối tháng 10/2023); đỉnh triều cao nhất xuất hiện trong cuối tháng 10, đầu tháng 11. Như vậy, xâm nhập mặn mùa khô 2023-2024 có khả năng xuất hiện sớm, sâu và kéo dài trên địa bàn tỉnh Bến Tre ở mức tương đương và cao hơn mùa khô năm 2015-2016, mặn bắt đầu xâm nhập trên các sông chính từ nửa cuối tháng 11/2023.

Do đó, các địa phương trên địa bàn tỉnh khẩn trương triển khai nhanh biện pháp, giải pháp ứng phó hạn mặn. Vì thế ngành chức năng tỉnh chủ động ứng phó nhằm không để thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp như hai đợt hạn mặn mùa khô năm 2015-2016 lên tới 1.800 tỷ đồng và hơn 1.660 tỷ đồng mùa khô năm 2019-2020.

Các địa phương chủ động phương án tích nước, trữ ngọt tại vườn để đảm bảo nguồn nước cho tưới cho cây ăn quả. Ảnh: MT. 

Từ năm 2016, Tỉnh ủy Bến Tre đã phát động phong trào “Đồng Khởi” trữ nước mưa, nước ngọt nhằm vận động mỗi hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chủ động trữ nước ngọt để phục vụ sinh hoạt, sản xuất trong mùa hạn mặn. Hiện tại, toàn tỉnh đã có gần 99% hộ dân có đủ điều kiện, dụng cụ trữ nước mưa, nước ngọt; người dân chủ động trữ nước mưa, nước ngọt bằng nhiều hình thức, phương tiện như: ống hồ, lu, túi chứa nước, trải bạt trữ nước trong ao mương, đắp đập cục bộ… góp phần giảm đáng kể tình trạng thiếu nước ngọt trong mùa khô.

Tại các huyện Châu Thành, Chợ Lách, người dân đã  chủ động ứng phó hạn mặn qua việc đào mương tích trữ để tưới tưới tiêu vườn cây ăn quả. Việc đào mương, rãnh để tích trữ nước ở ruộng là giải pháp trước mắt nếu mặn cứ tiếp tục dài hạn thì bà con nơi đây đã tính đến phương án đấu nối ống kéo nước ngọt về để tưới cây ăn quả. 

Hiện tại, hệ thống thủy lợi được đưa vào sử dụng trong thời gian gần đây giúp tỉnh Bến Tre chủ động trong việc ngăn mặn, trữ ngọt. Trong đó, dự án Hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre giai đoạn 1 đã đưa vào sử dụng giúp cơ bản kiểm soát được nguồn nước từ sông Tiền và sông Hàm Luông vào sông Ba Lai. Ngoài ra, dự án Hệ thống thủy lợi Nam Bến Tre đã đưa vào sử dụng các công trình cống ngăn mặn giúp kiểm soát được nguồn nước từ sông Hàm Luông cho khu vực từ Thạnh Phú đến Vàm Cái Quao và phía sông Cổ Chiên kiểm soát được nguồn nước từ Thạnh Phú đến Vàm Thơm...

Nhằm chủ động ứng phó hạn mặn mùa khô 2023 – 2024, tỉnh Bến Tre tiếp tục tập trung cho công tác tuyên truyền, phát động người dân, doanh nghiệp tích cực trữ nước mưa, nước ngọt nhằm đảm bảo có đủ nguồn nước ngọt phục vụ nhu cầu ăn uống, sinh hoạt và sản xuất trong trường hợp xâm nhập mặn tăng đột biến, bất thường. Bên cạnh đó, giao cho Sở NN&PTNT Bến Tre chủ trì, phối hợp với các ngành và các địa phương có liên quan bố trí lịch thời vụ gieo trồng hợp lý để tạo điều kiện đẩy sớm thời điểm xuống giống lúa vụ Đông Xuân phù hợp với điều kiện nguồn nước, tình hình xâm nhập mặn, bảo đảm tránh thời điểm xâm nhập mặn lên cao trùng với thời kỳ sinh trưởng nhạy cảm của cây trồng.

Công trình cống đập Ba Lai giúp ngăn mặn, trữ nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt. 

Đối với các diện tích có nguy cơ bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn thì cần lùi thời vụ xuống giống đến khi nguồn nước bảo đảm đủ cung cấpĐồng thời, Sở NN&PTNT Bến Tre chủ trì, phối hợp đề xuất danh mục và phương án thực hiện các công trình đập tạm ngăn mặn, bờ bao ngăn mặn cục bộ; các công trình thủy lợi, cống ngăn mặn thì cần được duy tu, sửa chữa nếu có; tiến hành sửa chữa, nâng cấp công trình bờ bao, cống ngăn mặn; nạo vét, khơi thông dòng chảy các tuyến kênh rạch nội đồng để tăng lượng tích trữ nguồn nước.

Cùng với đó, tập trung duy tu, bảo dưỡng, nạo vét ao chứa nước thô và nâng cấp, mở rộng mạng lưới của các nhà máy nước sinh hoạt; tổ chức kiểm tra, bảo dưỡng các điểm cấp nước tập trung, các hệ thống lọc mặn,… đã được trang bị trong các năm qua đảm bảo vận hành đưa vào phục vụ người dân. Riêng đối với các đơn vị chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thi công xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước để kịp đưa vào khai thác, sử dụng trong mùa hạn mặn.

Hạn hán, xâm nhập mặn là những loại thiên tai gây thiệt hại đối với hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn. Thống kê của ngành chức năng tỉnh cho thấy, từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh Bến Tre đã xảy ra 7 đợt dông, lốc xoáy làm chết 1 người, 103 căn nhà ở bị ảnh hưởng, tốc mái 1 điểm trường, 1,2 ha cây ăn trái lâu năm bị bật gốc, gãy nhánh và một số thiệt hại khác; có 16 điểm (khu vực) bờ sông, bờ biển tiếp tục sạt lở với tổng chiều dài sạt lở 6.774m. Tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn năm 2022-2023 không diễn biến gay gắt nhưng cũng gây tác động đến các hoạt động sản xuất, dân sinh trên địa bàn tỉnh Bến Tre…

Công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 và 9 tháng năm 2023 được tỉnh thực hiện hiệu quả. Tỉnh Bến Tre đã được Trung ương hỗ trợ 1.103 tỷ đồng (vốn ngân sách Trung ương), 642 tỷ đồng (vốn ODA) và 265 tỷ đồng (vốn ngân sách địa phương) để triển khai thực hiện 41 công trình, dự án chuyên ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn gắn với mục tiêu phòng, chống thiên tai, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. 

 

 

Thu Phương

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline