Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 08:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chủ động phối hợp trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Thứ ba, 08/08/2023 08:08

TMO - Biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, cực đoan, khó lường, ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế - xã hội mỗi khi thiên tai xảy ra, do vậy việc nâng cao cảnh giác, chủ động phối hợp ứng phó giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai là yêu cầu cấp thiết. 

Theo báo cáo của Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, những tháng đầu năm 2023, tình hình thời tiết, khí hậu diễn biến phức tạp, cực đoan, đặc biệt là nắng nóng, mưa lũ, sạt lở đất ở khu vực vùng núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

Tính từ ngày 1/1/2023 đến ngày 5/8/2023, trên cả nước xảy ra: 1.753 sự cố, thiên tai (1 áp thấp nhiệt đới, 2 cơn bão, 47 trận mưa lớn, ngập lụt, sụt lún, sạt lở đất, đá; 208 trận giông lốc và mưa đá; 27 đợt gió mạnh, sóng lớn trên biển; 151 trận động đất và 321 vụ sạt lở bờ sông) làm chết 267 người; mất tích 78 người; bị thương 291 người; chìm, cháy, hỏng 302 phương tiện; cháy 628 nhà xưởng và 1.176 ha rừng; sập đổ, tốc mái 9.075 nhà; hư hại 45.536 ha lúa và hoa màu...

Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn (Ủy ban) đã chỉ đạo ban hành 52 công điện chỉ đạo về công tác ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai bất thường Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự - Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm Cứu nạn của các bộ, ngành, địa phương duy trì nghiêm chế độ ứng trực 24/24 giờ, chủ động nắm chắc tình hình, xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, không để bị động bất ngờ trước mọi tình huống xảy ra.

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, việc chủ động phối hợp giữa các địa phương, ngành, đơn vị là yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao năng lực ứng phó. 

Trước diễn biến phức tạp của tình hình thiên tai, toàn quốc huy động 53.490 lượt người và 3.633 lượt phương tiện các loại để ứng phó, khắc phục với 1.753 vụ, cứu được 1.595 người và 178 phương tiện, hướng dẫn và di dời 747 hộ dân với 3.011 người tới nơi an toàn, thông báo hướng dẫn cho 103.898 phương tiện và 754.909 người biết thông tin của bão, áp thấp nhiệt đới để kịp thời phòng tránh, thoát khỏi khu vực nguy hiểm.

Để chủ động ứng phó, khắc phục hiệu quả các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong những tháng cuối năm, Ủy ban tập trung chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương duy trì nghiêm lực lượng ứng trực 24/24h, nắm chắc tình hình chủ động ứng phó, khắc phục, xử lý các tình huống sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn kịp thời, hiệu quả không để bị động bất ngờ; đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng về ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn.

Thông tin về tình hình thiên tai 7 tháng đầu năm 2023, Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ TN&MT) cho biết: Bão xuất hiện muộn và ít hơn trung bình nhiều năm (TBNN), đến nửa cuối tháng 7 năm 2023 mới xuất hiện cơn bão đầu tiên trên Biển Đông. Nắng nóng xuất hiện nhiều và gay gắt hơn, từ tháng 1-7/2023, cả nước đã xuất hiện 16 đợt nắng nóng trên diện rộng (nhiều hơn so với TBNN), với nhiệt độ cao nhất tuyệt đối phổ biến từ 35-38 độ C. Trong khi đó, mưa nhiều ở Tây Nguyên và Nam Bộ, ít mưa ở Bắc Bộ.

Đáng chú ý, trong thời gian qua, đã xảy ra một số thiên tai sạt lở đất đá ở khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ. Qua đánh giá số liệu mưa cho thấy vụ sạt lở đất ở Phường 10, Thành phố Đà Lạt, lượng mưa tích lũy 12 giờ trước khi xảy ra sạt lở khoảng 50mm; vụ sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, lượng mưa 12h trước đó đạt 170mm; vụ sạt lở đất, đá ở quốc lộ 6 Mai Châu, Hòa Bình ngày 4/8, lượng mưa 12 giờ trước đó dưới 10mm. Lượng mưa tích lũy trước khi xảy ra sạt lở là tương đối khác biệt giữa các khu vực, có nơi dù lượng mưa không đáng kể những vẫn xảy ra sạt lở đất đá.

Từ năm 2022, Việt Nam đã tiếp nhận Hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét Đông Nam Á. Đây là hệ thống hỗ trợ cảnh báo lũ quét đầu tiên sử dụng dữ liệu dự báo cực ngắn và được tích hợp một lượng lớn nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. Về cảnh báo, dự báo lượng mưa hiện nay, Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã tổ chức thực hiện với độ chi tiết đến từng các ô 1 x 1 km với những trang thiết bị quan sát tự động và cảnh báo kịp thời. Tổng cục Khí tượng Thủy văn đã thực hiện cảnh báo chi tiết hóa tới các xã hoặc các điểm đối với các tỉnh đã có điều tra xác định điểm nóng về lũ quét, sạt lở đất.

Hiện nay các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các địa phương đã có những tài liệu, bản đồ về các điểm nguy cơ sạt lở cao tại địa phương. Giải pháp để hạn chế thiệt hại là lực lượng thanh niên xung kích phòng chống thiên tai địa phương thường xuyên thực hiện rà soát những điểm đã xác định nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất trước những trận mưa lớn để có thể cảnh báo cho người dân di dời nếu cần thiết.

Mặc dù công tác tuyên truyền được quan tâm, song nhận thức của một số chính quyền cơ sở, địa phương và người dân còn chủ quan; thiệt hại do sự cố, thiên tai còn lớn, nhất là thiệt hại về tính mạng của người dân khi xảy ra sự cố, mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất... trang thiết bị và năng lực ứng phó cứu hộ, cứu nạn còn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế khi thiên tai xảy ra, do vậy cần đầu tư bổ sung; đồng thời đa dạng hóa các loại hình thông tin cảnh báo thiên tai đến người dân và chính quyền địa phương.

Công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ". 

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nửa đầu tháng 8, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ xuất hiện mưa rào và dông, lượng mưa không lớn bằng cuối tháng 7, chủ yếu xảy ra vào chiều tối và đêm. Nửa cuối tháng 8 mưa dông sẽ mạnh hơn, tổng lượng mưa cuối tháng 8 cao hơn nửa đầu tháng 8; cần đề phòng nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất trong các đợt mưa nói trên.

Những tháng còn lại trong năm 2023, trạng thái khí quyển và đại dương đã ở trong điều kiện El Nino. Dự báo El Nino tiếp tục duy trì từ nay tới hết năm 2023 với xác suất khoảng 85-95% và có thể duy trì cho tới nửa đầu năm 2024. Xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long khả năng đến sớm hơn, gay gắt hơn so với trung bình nhiều năm. Các địa phương ở vùng Đồng bằng Nam Bộ cần sớm có các biện pháp chủ động phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Từ nay đến hết năm 2023, trên Biển Đông có khả năng xuất hiện khoảng 8-10 cơn bão, áp thấp nhiệt đới, trong đó có khoảng 4-5 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta. Thời gian bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng chủ yếu tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ nửa cuối tháng 8-9. Từ  tháng 10-12, bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng tới khu vực từ Trung Trung Bộ đến các tỉnh, thành phố phía Nam, trong đó cần đề phòng những cơn bão có diễn biến phức tạp cả về quỹ đạo cũng như cường độ.

Trên cơ sở dự báo, cảnh báo các hiện tượng khí tượng thủy văn trên phạm vi toàn quốc nêu trên, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho rằng, các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương cần tăng cường đôn đốc, chỉ đạo công tác an toàn hồ đập; chuẩn bị lực lượng, phương tiện phòng, chống thiên tai. Công tác ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phải thực hiện theo phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện và vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ). Bộ đã chỉ đạo Tổng cục Khí tượng thủy văn đưa ra các dự báo, cảnh báo các hiện tượng từ rất sớm, đặc biệt là việc cảnh báo hiện tượng El Nino ảnh hưởng tới Việt Nam.

Thời gian tới, Luật Phòng thủ dân sự được triển khai sẽ bổ sung nhân sự hỗ trợ cơ quan chức năng nắm bắt thông tin, theo dõi, giám sát các nguy cơ, kịp thời phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố, thảm họa thiên tai. Thông tin về hệ thống cảnh báo lượng mưa hiện nay, Thứ trưởng cho biết, Tổng cục Khí tượng thủy văn đã tổ chức thực hiện với độ chi tiết tới từng ô lưới 1 x 1km, có trang thiết bị quan trắc tự động và cảnh báo kịp thời.

Các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi, giám sát chặt chẽ việc vận hành hồ chứa; rà soát các hộ dân ở khu vực nguy hiểm để di dời tới nơi an toàn, đồng thời căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

 

 

Thành Trung 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline