Hotline: 0941068156

Thứ năm, 28/03/2024 19:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 28/03/2024

Chủ động kiểm soát các nguồn thải nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Thứ hai, 13/02/2023 21:02

TMO - Thời gian qua, cùng với việc huy động các nguồn lực tập trung phát triển cho các ngành kinh tế trên địa bàn, tỉnh Lào Cai cũng đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm kiểm soát, hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường phát sinh, qua đó thúc đẩy kinh tế-xã hội của địa phương phát triển bền vững.

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho thấy, tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp thông thường phát sinh trên địa bàn tỉnh là 8.160 tấn/ngày đêm, tập trung chủ yêu tại KCN Tằng Loỏng (7.738 tấn/ ngày đêm) thành phần chất thải rắn chủ yếu xỉ thải từ quá trình sản xuất phốt pho; xỉ đồng từ quá trình luyện đồng; xỉ lò cao từ quá trình luyện gang thép. Thời gian qua, công tác bảo vệ môi trường tại các KCN tiếp tục được tăng cường đặc biệt tại KCN trọng điểm Tằng Loỏng, khu vực khai thác khoáng sản tập trung tại huyện Văn Bản, Bát Xát, TP Lào Cai... Ngành chức năng duy trì hoạt động quan trắc, giám sát thường xuyên, đồng thời tiếp tục đôn đốc các cơ sở sản xuất công nghiệp phát sinh khí, nước thải lớn phải thực hiện lắp đặt hệ thống quan trắc tự động. 

Thời gian qua, chất lượng môi trường công nghiệp trên địa bàn tỉnh được kiểm soát thông qua kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải từ hoạt động công nghiệp. Theo đó, 100% KCN có hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; 86% lượng chất thải nguy hại được xử lý đáp ứng tiêu chuẩn môi trường; KCN, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động liên tục nước, khí thải: Đạt 50% đối với nước thải, 83,3% với khí thải truyền số liệu trực tiếp về Sở TN&MT. Hiện 100% dự án công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thu gom, xử lý nước thải đảm bảo quy chuẩn. Tỷ lệ xử lý, tái sử dụng nước thải ra môi trường lưu vực sông đạt khoảng 27%.

Đối với chất thải rắn đô thị, xây dựng theo thống kê của Sở TN&MT tổng lượng CTRSH đô thị khoảng 201,98 tấn/ngày, khối lượng CTR xây dựng ước khoảng 63.150 tấn/năm (chỉ tính chất thải là VLXD đổ thải). Việc thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt tại các khu đô thị, khu dân cư tập trung trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố đều được các đơn vị dịch vụ công ích ký hợp đồng thu gom, vận chuyển theo quy định.

Địa phương này tăng cường thu gom, xử lý lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn, hạn chế tình trạng ứ đọng gây ô nhiễm môi trường. 

Theo ước tính, tổng lượng CTRSH nông thôn trên địa bàn tỉnh là khoảng 246,33 tấn/ngày đêm; nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn là 26,020m3/ngày đêm. Trong đó, tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải khu vực nông thôn đã tăng, đạt 76%. Công tác bảo vệ môi trường tại khu vực nông thôn được chú trọng, hiện có 68/127 xã đạt công nhận hoàn thành tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Đối với chất thải trong hoạt động chăn nuôi, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 140 cơ sở chăn nuôi  gia súc tập trung; 193 cơ sở chăn nuôi gia cầm tập trung với tổng 570.000 con gia súc, 5 triệu con gia cầm. Theo số liệu thống kê năm 2021, tổng khối lượng chất thải rắn chăn nuôi phát sinh trên địa bàn tỉnh khoảng 3.882 tấn/ngày, tổng lượng nước thải khoảng 9.121m3/ngày đêm. Đa phần chất thải được xử lý qua hầm biogas và tái sử dụng.  

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 17 nghề truyền thống, 10 làng nghề, 20 làng nghề truyền thống, tuy nhiên đa số loại hình sản xuất tại làng nghề là nấu rượu, dệt thổ cẩm, chạm khắc bạc... có quy mô nhỏ, lượng phát thải ít. Đối với chất thải y tế, toàn tỉnh có 14 bệnh viện công lập tuyến tỉnh, huyện, thị xã; 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn; 16 phòng khám đa khoa khu vực; 15 cơ sở y tế hệ dự phòng... Chất thải y tế chủ yếu tại các Bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và huyện. Về cơ bản tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại trong hoạt động y tế được thu gom, phân loại và xử lý đúng quy định.

Theo thống kê, lượng nước thải đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh là 21.585m3/ngày đêm. Trong đó, nước thải được thu gom, xử lý qua hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt khoảng 30-35% lượng nước thải phát sinh. Tỉnh Lào Cai đã vận hành Nhà máy xử lý nước thải tại TP Lào Cai với công xuất 4.300m3/ngày đêm đồng thời vận hành thử nghiệm 2 trạm xử lý nước thải tại thị xã Sapa với tổng công suất 7.500m3/ngày đêm. Nước thải sinh hoạt tại khu vực nông thôn là 26.020m3/ngày đêm, đa số được xử lý qua hệ thống bể tự hoại tại các hộ dân. Tổng lượng nước thải y tế phát sinh khoảng 275.943m3/năm, trong đó 98% nước thải được xử lý theo quy định. Đối với nước thải tại các KCN: Tổng lượng nước thải phát sinh tại 04 khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 6.204m3/ngày đêm, hiện các đơn vị sản xuất đã tiến hành xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu môi trường.

Đối với công tác quản lý khí thải, theo thống kê lượng khí thải phát sinh tại khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh là 1,7 triệu m3/giờ, tập trung phần lớn tại các nhà máy trong KCN Tằng Loỏng. Để đảm bảo chất lượng môi trường không khí, tại KCN này tỉnh đã đầu tư lắp đặt 2 trạm quan trắc tự động liên tục và cơ sở hạ tầng tiếp nhận dữ liệu quan trắc.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, thời gian qua việc kiểm soát ngăn chặn các nguồn phát thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn. Trong đó, địa phương chưa bố trí được nguồn kinh phí để triển khai một số nhiệm vụ như: Cập nhật thông tin, số liệu thường xuyên về nguồn thải; Hạ tầng các bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh chưa đáp ứng yêu cầu; Chưa đầu tư đồng bộ hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các khu đô thị, cụm công nghiệp...Vẫn còn xuất hiện tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, doanh nghiệp chưa hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc tự động theo quy định.

Tỉnh Lào Cai đẩy mạnh giải pháp kiểm soát nguồn khí thải tại các khu, cụm công nghiệp nhất là tại KCN Tằng Loỏng. 

Tỉnh Lào Cai xác định mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, do đó giai đoạn 2023-2025 tỉnh tiếp tục tập trung nguồn lực, triển khai hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020... các chương trình, nghị quyết, đề án về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Trong đó ưu tiên triển khai một số nhiệm vụ sau: Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương: Tỉnh Lào Cai tiếp tục đề nghị Chính phủ, Bộ TN&MT, các Bộ ngành quan tâm đầu tư các dự án công ích trên địa bàn: Dự án xử lý tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã Na Hối, huyện Bắc Hà; Bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt tại huyện Mường Khương, Văn Bàn...

Tập trung xử lý triệt để các khu vực ô nhiễm môi trường phát sinh trên địa bàn tỉnh: Di chuyển các hộ dân chịu tác động trực tiếp từ KCN Tằng Loỏng để đảm bảo tình hình an ninh và duy trì hoạt động sản xuất ổn định các nhà máy tại KCN; xử lý triệt để các sự cố môi trường phát sinh; Tiếp tục rà soát, kiểm tra thường xuyên đối với các khu vực khai thác và chế biến khoáng sản, tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn các bãi thải, hồ chứa quặng đuôi đảm bảo không để xảy ra mất an toàn hồ đập.

Thời gian tới, tỉnh Lào Cai tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền của các cấp, gắn bảo vệ môi trường với  Chương trình Mục tiêu Quốc gia về Xây dựng Nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng trưởng xanh. Triển khai thực hiện quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng chương trình mạng lưới quan trắc môi trường, đánh giá sức chịu tải của môi trường. Xây dựng kế hoạch quản lý môi trường không khí, báo cáo định kỳ về môi trường hàng năm làm cơ sở triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường.

Duy trì hoạt động quan trắc môi trường thường xuyên của các trạm quan trắc nước biên giới, quan trắc mưa axit, hệ thống, cơ sở dữ liệu tiếp nhận, quản lý số liệu quan trắc tự động, liên tục nước thải khí thải trên địa bàn tỉnh. Tổ chức điều tra, lập danh sách giám sát các lĩnh vực công nghiệp, khu, cụm công nghiệp, làng nghề, các loại hình, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ có khả năng xảy ra sự cố môi trường để phân loại mức độ gây ô nhiễm, rủi ro với môi trường.

Tiếp tục duy trì, triển khai hiệu quả Đề án giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020-2025 trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Bên cạnh đó, tăng cường năng lực quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2023-2025. Rà soát quy hoạch, nhu cầu xử lý chôn lấp chất thải trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với các địa phương điều phối, liên kết giữa các cơ sở, bãi chôn lấp trên địa bàn tỉnh để xử lý chất thải sinh hoạt,chất thải rắn công nghiệp và chất thải y tế tồn đọng.  

 

 

Ngọc Hà 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline