Hotline: 0941068156

Thứ tư, 02/07/2025 01:07

Tin nóng

Mức giá điện gió ngoài khơi tối đa từ hơn 3.000 đến gần 4.000 đồng/kWh

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Thứ tư, 02/07/2025

Chống rác thải nhựa: Cần quyết tâm cho một hành trình dài

Thứ ba, 03/06/2025 13:06

TMO – Người đứng đầu ngành nông nghiệp và môi trường cho rằng, nhà nước không thể làm thay nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất nhựa dùng một lần không kiểm soát. Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu người tiêu dùng không lựa chọn xanh và người dân không thể thay đổi nếu không được tiếp cận thông tin, hỗ trợ từ chính quyền và tự thay đổi các ứng xử với nhựa sử dụng một lần.

Trong ‘Thông điệp’ gửi người dân, doanh nghiệp, cấp chính quyền tại Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới (5/6) vừa được tổ chức mới đây tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh, đã đến lúc chúng ta phải cùng nhau bước vào một hành trình mới, hành trình cải tạo lại môi trường sống khỏi vấn đề ô nhiễm nhựa.

Liên Hiệp Quốc đã chỉ ra rằng, mỗi năm, thế giới thải ra hàng trăm triệu tấn nhựa. Rất nhiều trong số đó không bao giờ biến mất, mà chỉ len lỏi vào đất, nước, không khí và cả cơ thể chúng ta. Việt Nam, với đường bờ biển dài, sản xuất tiêu dùng tăng trưởng nhanh cũng đang chịu sức ép không nhỏ từ loại chất thải này.

Từ năm 2020, với Luật Bảo vệ môi trường, Việt Nam đã chọn cho mình một cách đi mới. Không còn chỉ là thu gom, xử lý bằng những giải pháp lạc hậu, cách làm mệt mỏi và tốn kém mà là chủ động phòng ngừa, tái sử dụng, tái chế và thiết kế sinh thái ngay từ đầu. Một trong những điểm nhấn của bước ngoặt này chính là cơ chế trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR). Doanh nghiệp giờ đây không chỉ làm ra sản phẩm mà họ còn phải có trách nhiệm đến cùng với những gì mình tạo ra.

Rất nhiều chuyên gia đã chỉ ra, sự chuyển hướng này không đơn giản, nhưng nó đáng giá bởi chỉ khi sản phẩm được thiết kế để không trở thành rác, khi vòng đời của vật liệu được kéo dài bằng tái chế, và khi hành vi tiêu dùng được điều chỉnh bằng chính sách, chúng ta mới có thể thực sự xoay chuyển cục diện.

Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy thăm người dân trồng sầu riêng tại huyện Krông Pắc, Đắk Lắk hôm 24/5 vừa qua.

Và điều đáng mừng là, những thay đổi ấy đang bắt đầu hiện hữu tại nhiều doanh nghiệp, địa phương và một số cộng đồng. Nhiều địa phương đã triển khai hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn, “chợ dân sinh xanh”, và các khu đô thị không rác thải nhựa. Các doanh nghiệp đã bước đầu nghiên cứu, áp dụng vật liệu sinh học và bao bì tái chế, triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn.

Nhưng cũng từ những câu chuyện ấy, ta thấy rõ một điều là không ai có thể đơn độc trong hành trình này. Nhà nước không thể làm thay nếu doanh nghiệp vẫn sản xuất nhựa dùng một lần không kiểm soát. Doanh nghiệp không thể đứng vững nếu người tiêu dùng không lựa chọn xanh. Người dân không thể thay đổi nếu không được tiếp cận thông tin, hỗ trợ từ chính quyền và tự thay đổi các ứng xử với nhựa sử dụng một lần. Mỗi mắt xích phải vận hành, cỗ máy chung mới chuyển động.

Cuộc chiến chống rác thải nhựa không phải những hoạt động, phong trào, chương trình trong một sớm một chiều. Đó là một hành trình dài hơi, hành trình kiến tạo một nền văn hóa tiêu dùng có trách nhiệm, một mô hình sản xuất bền vững, và một hệ sinh thái chính sách biết lắng nghe, điều chỉnh và thích nghi.

Nếu hôm nay, chúng ta còn có thể lựa chọn, thì hãy lựa chọn cách ứng xử mạnh mẽ với nhựa sử dụng một lần. Nếu có thể thay đổi một thói quen như mang theo túi vải khi đi chợ, nói không với ống hút nhựa, thì hãy làm ngay. Nếu là doanh nghiệp, hãy nghĩ về một dòng sản phẩm mới, nơi “xanh” không chỉ là màu sắc mà là cam kết. Bởi tương lai không tự nhiên mà có, tương lai là thứ được tạo nên từ từng hành động nhỏ hôm nay.

Chống ô nhiễm nhựa phải là hành động đồng bộ, là sự chung tay của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp, người dân và cộng đồng quốc tế. Chỉ có như vậy, chúng ta mới có thể bảo vệ môi trường sống, gìn giữ hành tinh xanh cho hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Chúng ta hãy cùng nhau, bắt đầu từ những điều giản dị nhất, vì một Việt Nam không rác thải nhựa. Vì những dòng sông trong xanh, những bãi biển không còn chai lọ trôi dạt, và vì thế hệ mai sau có thể tự hào nói rằng, ngày hôm nay chúng ta đã gìn giữ cho hành tinh xanh và sạch hơn.

Sau khi thu gom, rác thải nhựa có thể dùng để tái chế các đồ vật hữu ích. Ảnh minh họa.

‘Chống ô nhiễm nhựa’

Ngày Môi trường Thế giới 5/6 năm nay do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Chống ô nhiễm nhựa” (Beat Plastic Pollution), nhằm kêu gọi cộng đồng toàn cầu hành động quyết liệt để giải quyết rác thải nhựa - một trong những thách thức môi trường cấp bách nhất hiện nay. 

Đây là lần thứ hai trong vòng ba năm (2023-2025) chủ đề này được lựa chọn, thể hiện rõ tính ưu tiên toàn cầu trong kiểm soát ô nhiễm nhựa, đồng thời tái khẳng định cam kết sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ đa dạng sinh học, nâng cao khả năng thích ứng, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường hợp tác khu vực, quốc tế, hướng tới nền kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Theo UNEP, mỗi năm thế giới sản xuất khoảng 430 triệu tấn nhựa, phần lớn là sản phẩm dùng một lần, gây ô nhiễm đại dương và ảnh hưởng hệ sinh thái, sức khỏe con người.. Tại Việt Nam, ước tính phát sinh khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa mỗi năm, nhưng chỉ 27% trong số này được tái chế, phần còn lại gây lãng phí và rủi ro môi trường.

 

 

PHẠM DUNG

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline