Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 17:01
Thứ tư, 31/05/2023 10:05
TMO - Cây chò chỉ cổ thụ trên 200 năm, chu vi thân gần 7 m, cao 50 m ở xóm Sác Ngà, xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm (Cao Bằng) vừa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.
Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa ban hành Quyết định công nhận cây chò chỉ trên 200 năm tuổi ở xã Thạch Lâm, huyện Bảo Lâm là Cây Di sản. Đây cũng là cây cổ thụ đầu tiên trên địa bàn huyện này huyện được công nhận là Cây Di sản Việt Nam.
Theo Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằng Đàm Văn Lý, đây là cây chò chỉ cổ thụ có hình dáng rất đẹp, là cây có chiều cao cao nhất trong các cây cổ thụ đã được công nhận là Cây Di sản Việt Nam và đây cũng là lần thứ 2 tỉnh Cao Bằng có cây chò chỉ được công nhận cây Di sản Việt Nam. Trước đó, năm 2020 Quần thể cây chò chỉ tại xã Quang Trung, huyện Trùng Khánh cũng đã được công nhận là Di sản Việt Nam. Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây chò chỉ ở xã Thạch lâm, huyện Bảo Lâm có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái và bảo tồn nguồn gen quý hiếm của loài cây này.
Thừa ủy quyền của Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Cao Bằn Đàm Văn Lý trao Bằng và Quyết định công nghận Cây Di sản Việt Nam cho chính quyền địa phương. Ảnh: VACNE
Phát biểu trong buổi lễ đón bằng công nhận Cây Di sản, Trưởng Ban Dân vận huyện ủy, Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện Bảo Lâm Nông Ích Cầu khẳng định, hoạt động gắn bia công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây chò chỉ cổ thụ là sự kiện rất quan trọng ở địa phương. Bởi đây không chỉ là hoạt động bảo vệ cây xanh, cảnh quan môi trường, bảo tồn nguồn gien, giáo dục truyền thống lịch sử, khơi dậy niềm tự hào quê hương, mà nó còn trực tiếp góp phần phát triển du lịch cho địa phương. Ông Cầu cho biết, đây là hướng mới để huyện Bảo Lâm khai thác triệt để, xây dựng phát triển du lịch sinh thái gắn với giới thiệu văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc huyện Bảo Lâm. “Huyện sẽ chỉ đạo các ngành chức năng, cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, giáo dục bà con các dân tộc thiểu số ở địa phương chăm sóc, bảo vệ rừng và Cây Di sản Việt Nam”, ông Cầu nhấn mạnh.
Lễ gắn bia Cây Di sản. Ảnh: VACNE
Hà Tĩnh: Cây thị cổ thụ hơn 700 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam
Phạm Dung
Bình luận