Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 18/01/2025 20:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ bảy, 18/01/2025

Hà Tĩnh: Cây thị cổ thụ hơn 700 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/05/2023 11:05

TMO - Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa công nhận cây thị cổ thụ hơn 700 năm tuổi tại thôn Kim Sơn, xã Kim Hoa, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) là Cây Di sản Việt Nam.

Theo các vị cao niên tại xã Kim Hoa, cây thị có tuổi đời trên 700 năm. Gốc của cây thị (đoạn gốc tiếp giáp với mặt đất) có chu vi khoảng 12m, chiều cao từ 45-50m, cành lá xum xuê; phía trong gốc cây rỗng, có thể chứa được 4-5 người. Cây thị này hiện nằm trên khu đất tiếp giáp giữa vườn của 3 hộ dân là tại thôn Kim Sơn.

Cây thị cổ thụ hiện nay nằm trên khu đất giáp ranh giữa 3 vườn nhà dân tại thôn Kim Hoa. (Ảnh: TT). 

Tương truyền, cây thị cổ thụ gắn liền với sự tích về một thời dấy binh đánh giặc của Lê Lợi. Đó là vào năm 1424, trong quá trình đánh giặc Minh, để bảo toàn lực lượng, chờ thời cơ chín muồi, nghĩa quân Lê Lợi phải di chuyển vào vùng núi Thiên Nhẫn (giáp ranh hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh) để ẩn nấp.

Trong một lần bị địch truy đuổi, Lê Lợi chạy đến vùng núi huyện Hương Sơn và nấp vào trong hốc của gốc thị này. Khi truy tìm thủ lĩnh nghĩa quân Lam Sơn, đàn chó săn của quân Minh liên tục sủa vang xung quanh gốc thị, quân địch dùng gươm giáo xỉa vào cây khiến ông bị thương phải nén đau xé áo băng bó. Ngay lúc đó, một con cáo trắng từ bên trong hốc cây sợ quá chạy ra khiến đàn chó săn của giặc đuổi theo nên Lê Lợi thoát nạn.

Vào năm 1425, biết tin thủ lĩnh nghĩa quân Cốc Sơn Nguyễn Tuấn Thiện đang tuyển quân dấy binh khởi nghĩa ở vùng núi Hương Sơn, Lê Lợi đã tìm đến chiêu quân, kết nghĩa anh em. Sau đó hai người cùng giết ngựa trắng, cắt tóc ăn thề dưới gốc thị cổ thụ, thể hiện quyết tâm đồng lòng đánh giặc Minh. Sau khi đánh đuổi giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, Nguyễn Tuấn Thiện được phong là khai quốc công thần. Từ đó, người dân địa phương vẫn luôn lưu truyền câu thơ nói về giai thoại lịch sử trên: "Cắt tóc, giết ngựa trắng/ Dưới gốc thị thề nguyền/ Nguyện đồng tâm đồng chí/ Phá giặc xây cơ đồ".

Bia đá chỉ rõ gốc thị là chứng tích của một lời thề quyết tâm đánh đuổi giặc Minh của nghĩa quân Lam Sơn. 

Lãnh đạo UBND xã Kim Hoa cho biết, ngoài ý nghĩa lịch sử, cây thị còn có ý nghĩa tâm linh rất lớn, luôn bảo vệ, che chở cho người dân nơi đây. Để cây thị được quan tâm đầu tư và bảo tồn tốt hơn, từ tháng 3/2023, chính quyền xã Kim Hoa đã gửi văn bản và các tư liệu liên quan về cây thị tới Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đề xuất công nhận cây thị là Cây Di sản Việt Nam. Việc công nhận Cây Di sản Việt Nam ngoài giúp bảo vệ đa dạng sinh học, sự phong phú của hệ thực vật còn có ý nghĩa quảng bá lịch sử văn hóa, phát triển du lịch của địa phương, đồng thời sẽ có phương án chăm sóc, bảo vệ cây.

 

 

Phan Ấn 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline