Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 23/11/2024 21:11
Chủ nhật, 12/03/2023 06:03
TMO - Mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường; Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký là những chính sách về tài nguyên và môi trường có hiệu lực từ tháng 3/2022.
Thông tư 07/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định. Theo chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3/2023 này, mức thu phí thẩm định phương án cải tạo, phục hồi môi trường do cơ quan trung ương thực hiện thẩm định dựa trên tổng vốn đầu tư dự án, đơn cử như sau:
Đến 10 tỷ đồng: mức phí 6 triệu đồng; Trên 10 đến 20 tỷ đồng: mức phí 9 triệu đồng; Trên 20 đến 50 tỷ đồng: mức phí 15 triệu đồng; Trên 50 đến 100 tỷ đồng: mức phí 27 triệu đồng; Trên 100 đến 200 tỷ đồng: mức phí 30 triệu đồng; Trên 200 đến 500 tỷ đồng: mức phí 39 triệu đồng; Trên 500 đến 1000 tỷ đồng: mức phí 44 triệu đồng; Trên 1000 đến 1500 tỷ đồng: mức phí 48 triệu đồng; Trên 1500 đến 2000 tỷ đồng: mức phí 49 triệu đồng; Trên 7000 tỷ đồng: mức phí 61 triệu đồng. Hiện nay, mức thu phí thẩm định được chia thành hai trường hợp (dựa trên cùng hoặc không cùng một cơ quan thẩm quyền phê duyệt). Chính sách mới này có hiệu lực từ ngày 20/3/2023.
Các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký
Ảnh minh họa
Nghị định 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước có hiệu lực từ ngày 20/3/2023. Theo chính sách mới có hiệu lực từ giữa tháng 3/2023 này, các trường hợp công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải đăng ký bao gồm:
Hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 - 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản (không bao gồm các mục đích khác có quy mô thuộc trường hợp phải cấp phép) với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 - 0,5 m3/giây.
Trường hợp hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 có các mục đích khai thác, sử dụng nước có quy mô khai thác thuộc trường hợp phải có giấy phép thì phải thực hiện xin phép theo quy định. Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 - 100.000 m3/ngày đêm.
Khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 16 Nghị định 02/2023/NĐ-CP và các trường hợp quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 44 Luật Tài nguyên nước 2012 nằm trong danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất do UBND cấp tỉnh công bố. Sử dụng nước dưới đất tự chảy trong moong khai thác khoáng sản để tuyển quặng mà không gây hạ thấp mực nước dưới đất hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước tự chảy vào moong khai thác khoáng sản.
Thu Trang
Bình luận