Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 14:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Chất thải rắn sinh hoạt vẫn là “bài toán” khó giải

Thứ bảy, 22/01/2022 19:01

TMO - Sử dụng túi nilon ngày nay đã thành thói quen của đại đa số người dân. Để thay đổi thói quen này không phải chuyện một sớm một chiều. Mặt khác, việc xử lý “hậu dùng” (tức việc thu gom xử lý rác thải nhựa) vẫn là "bài toán" khó tìm lời giải với cấp quản lý.

Bà Trần Thanh Cúc (quận Đống Đa, Hà Nội) ngày 2 lần đi chợ mua thực phẩm phục vụ bữa ăn cho gia đình. Mỗi lần đi chợ, bà Cúc thải ra môi trường ít nhất từ 2 đến 3 túi nilon đựng thực phẩm. Theo bà Cúc, bây giờ ra chợ mua bất cứ thứ gì đều được người bán hàng đựng vào túi nilon dùng một lần, sử dụng xong chỉ cần bỏ vào thùng rác là xong. Cùng quan điểm với bà Cúc, theo bà Hưng (quận Tây Hồ), dùng túi nilon rất tiện cho người mua và người bán. Bà Hưng lấy thí dụ: “Chẳng hạn nhiều loại thực phẩm khô có thể đựng chung vào một túi cho tiết kiệm, nhưng nhiều khách hàng vẫn đòi đựng riêng từng loại một”.

Ông Long, chủ cửa hàng tạp hóa nhỏ tại quận Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: “tôi cũng thấy sử dụng túi nilon không tốt, ảnh tới môi trường nhưng không dùng nilon thì dùng thứ gì thay thế? Trong khi túi đựng đồ thân thiện môi trường nghe nói giá đắt hơn nhiều túi nilon và cũng không biết mua ở đâu”.

Trong giai đoạn từ 2000 – 2015, sản phẩm nhựa đã phát triển nhanh chóng và đi vào đời sống người dân. Tuy nhiên, việc lạm dụng quá mức cộng với khả năng thu gom, tái chế, tái sử dụng không tương thích khiến chất thải nhựa tràn lan gây ô nhiễm môi trường. Theo các nhà khoa học, chất thải nhựa có thể tồn tại rất lâu trong môi trường gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước. Chẳng hạn như túi nilon dùng làm bao bì khi thải bỏ kể cả được thu gom đưa đi chôn lấp thì nilon lẫn vào đất vẫn tồn tại hàng trăm năm gây hại cho đất, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Túi nilon còn làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng sản sinh nhiều vi khuẩn gây bệnh cho con người. Còn khi đốt chúng nếu không có biện pháp quản lý tốt khí thải độc sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Từ bỏ thói quen sử dụng túi nilon là giải pháp tốt nhất bảo vệ môi trường.

Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa ngày một gia tăng. Nguồn chất thải nhựa chủ yếu phát sinh từ sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, y tế, xây dựng... Đáng chú ý, mức tiêu thụ nhựa ở Việt Nam bình quân tăng từ 3,8kg/người/năm (năm 1990) lên 41kg/người/năm vào năm 2015. Mặc dù lượng rác thải nhựa ngày càng tăng, nhưng phần lớn chưa được thu gom và xử lý đúng quy định.

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày TP. Hà Nội thải ra ít nhất từ 4.000 đến 6.000 tấn rác, trong đó rác thải nilon chiếm từ 7% đến 8%. Các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường tính toán, nếu khoảng 10% lượng chất thải nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn, thì lượng chất thải nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm.

Điển hình như tại TP. HCM, trung bình mỗi ngày trên toàn thành phố có khoảng 30 tấn túi nilon được sử dụng trong các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại; từ 34 đến 60 tấn/ngày từ các hộ dân. Tuy nhiên, hầu như chúng đều được phát thải ra môi trường. Đây được coi là một trong những nguyên nhân gây ngập úng và ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực trên địa bàn TP. HCM hiện nay.

Trước nguy cơ chất thải nhựa, nhất là túi nilon sẽ trở thành gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa, thời gian qua Chính phủ, ngành tài nguyên môi trường, cùng các ngành có liên quan đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao công tác quản lý chất thải nhựa và túi nilon.

Tuy vậy, thực tế hiện nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, trong đó có chất thải nhựa và túi nilon ở nước ta chưa đạt yêu cầu so với mục tiêu đã đề ra. Cụ thể: tại khu vực nội thành của các đô thị thu gom trung bình đạt khoảng 85%; lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn được thu gom khoảng 55% so với lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh. Đáng lo ngại, mỗi năm hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nguy hại, chủ yếu là bao bì, chai, lọ bằng nhựa chứa thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có không ít loại thuốc độc hại cao đã bị cấm sử dụng.

Những loại chất thải nguy hại nêu trên thường có tính độc hại rất cao, phát tán nhanh trong môi trường nước, rất dễ bay hơi và khuếch tán trong không khí, nếu không có những biện pháp xử lý hiệu quả và triệt để sẽ gây ra những tác động đến môi trường sống rất lớn. Ngoài ra, nhận thức của người dân trong thu gom, phân loại, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đặc biệt là chất thải nhựa và túi nilon còn nhiều hạn chế, thói quen sử dụng túi nilon còn phổ biến. Do túi nilon thân thiện với môi trường giá thành còn cao, nên người dân hiện nay, nhất là khu vực nông thôn vẫn sử dụng túi nilon truyền thống.

Hiện nay, chất thải rắn sinh hoạt (trong đó có chất thải nhựa, túi nilon) được giao từng phân đoạn quản lý cho các bộ, ngành, địa phương cùng tham gia quản lý. Tuy nhiên vẫn còn sự bất cập liên quan đến cơ chế chính sách. Ngoài ra, cơ chế thúc đẩy xã hội hóa công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt còn thiếu và chưa thu hút được các nguồn lực đầu tư.

Hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý tại các khu vực nông thôn còn mang tính chất cộng đồng, nên chưa thúc đẩy được tính chuyên nghiệp của các tổ chức dịch vụ, hợp tác xã, công ty dịch vụ môi trường. Trong khi đó, việc xây dựng các cơ sở xử lý chất thải hiện đại, bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh đòi hỏi phải có vốn đầu tư lớn, nhiều địa phương không đủ nguồn vốn đầu tư cho việc xử lý chất thải rắn tập trung.

 

 

Lê Hùng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline