Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 04/04/2025 19:04

Tin nóng

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Hàng chục ha lúa ở Gia Lai, Kon Tum bị hư hỏng do khô hạn

Thêm 8 cây cổ thụ vùng ngoại thành Hà Nội được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Phú Thọ: 2 cây hoa đại 1.000 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

“Số hóa cây cổ thụ” – Giải pháp tối ưu để quản lý, bảo vệ cây xanh

Chuyên gia: ‘Cây Di sản Việt Nam là thương hiệu của thương hiệu’

Kỷ niệm 15 năm hoạt động bảo tồn Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 04/04/2025

Chấm dứt tình trạng người dân trồng cây thuốc phiện, cần sa

Thứ hai, 27/02/2023 11:02

TMO – Thuộc danh mục những loại cây cấm trồng, tuy nhiên trời gian qua, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện nhiều vụ trồng cây thuốc phiện, cần sa được nguy trang rất tinh vi. Điều này cho thấy tình trạng trồng, tái trồng cây thuốc phiện, cần sa vẫn diễn biến phức tạp.

Do có chứa nhiều chất độc hại, cây thuốc phiện, cần sa được xếp vào nhóm những loài cây cấm trồng, cấm buôn bán, vẩn chuyển, tiêu thụ. Dù công tác tuyên truyền, kiểm tra vẫn luôn được triển khai mạnh mẽ. Tuy nhiên, hoạt động trồng cây thuốc phiện, cần sa vẫn chưa chấm dứt.

Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Lai Châu ra quyết định tạm giữ hình sự đối với một đối tượng (trú tại thôn Tiền, xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) về hành vi trồng cây thuốc phiện. Tại đây, lực lượng chức năng tiến hành thu giữ toàn bộ vật chứng gồm trên 1.300 cây thuốc phiện để phục vụ công tác điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Nghiêm cấm trồng các loại cây thuốc phiện, cần sa, những cây có chứa chất gây nghiện. Ảnh minh hoạ

Tại tỉnh Lạng Sơn, ngày 17/2, lực lượng chức năng phát hiện tại khu vườn một hộ dân (tại khối phố Ngọc Trí, thị trấn Bình Gia, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn) trồng 160 cây thuốc phiện (nhiều cây đã ra hoa và có quả). Cũng tại huyện Bình Gia.

Tại Bắc Giang, sáng 14/2, lực lượng chức năng phát hiện tại vườn một hộ dân xã Phì Điền, Lục Ngạn trồng nhiều cây anh túc. Trước đó, ngày 4/2, Đội Cảnh sát kinh tế - ma túy - môi trường (Công an huyện Sơn Động) phát hiện, thu giữ 2.154 cây anh túc tại vườn của một gia đình ở thôn Linh Phú…Để “qua mắt” lực lượng chức năng, hoạt động trồng cây thuốc phiện, cần sa được các đối tượng thực hiện rất tinh vi.

Theo cơ quan chức năng, có nhiều nguyên nhân khiến việc xử lý các vụ trồng cây cần sa, cây thuốc phiện gặp khó khăn. Đầu tiên, nhận thức của người dân về các loại cây có chứa chất ma túy. Tại nhiều địa phương, người dân có khi trồng cây ma túy theo phong tục tập quán, hoặc để sử dụng trong dân sinh như làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Bên cạnh đó, hệ thống luật pháp chưa đủ sức răn đe.

Siết quản lý hạt cây thuốc phiện

Ngoài các biện pháp nghiệp vụ, tuyên truyền, phát triển kinh tế - xã hội, một trong những "kẻ hở" mà cơ quan chức năng cũng đang tính đến đó là hạt giống cây cần sa, cây thuốc phiện. Bởi những hạt giống này không chứa đủ hàm lượng chất ma túy tối thiểu nên không có chế tài xử lý. Trong khi đó, chính những hạt giống lại là mầm mống cho việc gieo trồng, nhân giống.

Theo Tổng cục Hải quan, trong quá trình làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu phát sinh vướng mắc liên quan đến chính sách quản lý chuyên ngành đối với mặt hàng nhập khẩu là hạt thuốc phiện Papaver somniferrum, mã số HS 1207.91.00.

Cụ thể, Khoản 6 Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định: "Cây có chứa chất ma túy là cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa và các loại cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định". Tại Điều 5 Luật Phòng, chống ma túy năm 2021 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có hành vi: "1. Trồng cây có chứa chất ma túy, hướng dẫn trồng cây có chứa chất ma túy…"

Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 thì hành vi buôn bán quả thuốc phiện thuộc tội mua bán trái phép chất ma túy. Tuy nhiên, theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT ngày 20/9/2021 của Bộ NN&PTNT thì mặt hàng hạt thuốc phiện, mã số HS 1207.91.00 thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành trước thông quan. Trong khi, hạt thuốc phiện có thể sử dụng trồng thành cây thuốc phiện hoặc sử dụng cho các mục đích khác, ảnh hưởng luật đến sức khỏe cộng đồng, vi phạm quy định của pháp luật.

Nhằm đảm bảo công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, đúng quy định, nhiều ý kiến cho rằng cần làm rõ việc nhập khẩu mặt hàng "hạt thuốc phiện" (được thu hoạch từ quả thuốc phiện) có thuộc đối tượng bị xử lý theo quy định tại Điều 251 Bộ Luật hình sự hay không. Đồng thời đề nghị cần nghiên cứu đưa mặt hàng này cũng như các loại hạt của cây có chứa chất ma túy vào Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

 

 

Lê Hùng

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline