Hotline: 0941068156
Thứ năm, 28/11/2024 07:11
Thứ năm, 13/01/2022 19:01
TMO - Đồng bào Cơtu sinh sống ở huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là chủ nhân của những cánh rừng nguyên sinh quý hiếm như pơmu, lim, đỗ quyên... Đặc biệt, nơi đây tồn tại cánh rừng pơ mu với số lượng hàng nghìn cây đã được công nhận là Cây di sản, và được mệnh danh là “Vương quốc Pơ mu”.
Nằm cách trung tâm huyện Tây Giang (Quảng Nam) về phía tây khoảng 35- 40km, quần thể rừng Pơ mu nằm trên đỉnh núi Zi’liêng thuộc địa phận 2 xã Tr’hy và Axan. Khu rừng với hơn 1.200 cây pơ mu lớn, trong đó 725 cây có đường kính 1,5 m trở lên được công nhận cây di sản, có độ tuổi từ khoảng 300 đến 1.000 tuổi đã được công nhận là Cây Di sản.
Quần thể Cây Di sản trên mới phát hiện được hơn một thập kỷ, do chính những người dân ở đây tìm kiếm, đánh dấu và thống kê lại chủ yếu nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, dưới chân núi Zi’lieng. Trung bình những cây pơ mu cao khoảng 30 m, một số cây lớn cao đến 50 m, thẳng đứng. Do nằm tách biệt trong rừng sâu. Cây lớn nhất có đường kính 3 m. Sau khi khoan vào thân cây, các chuyên gia xác định quần thể pơ mu này có độ tuổi từ 300 đến gần 2.000 năm tuổi. Đây được xem là khu rừng nguyên sinh lớn và quý nhất Nam Trường Sơn.
Những cây pơ mu hùng vĩ với đường kinh 3m đã tạo nên quần thể cánh rừng pơ mu đại ngàn.
Ông Bríu Liếc, Bí thư Huyện ủy Tây Giang cho biết: Rừng pơ mu có giá trị một cách kỳ vỹ, bởi vì các cây cổ thụ trên ngàn năm, có cây đã khoan được và có tuổi thọ 1.832 năm, những cây cổ thụ như thế này chắc chắn rất là hiếm, chúng tôi đắn đo và suy nghĩ nếu không quản lý tốt một ngày nào đó mất vài cây đó là một tội ác, cần giữ và quảng bá cho bạn bè khắp năm châu đến chiêm ngưỡng.
Tại Việt Nam, pơ mu được coi là loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và có đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Vì thế gỗ pơ mu được sử dụng để làm các đồ tạo tác mỹ thuật, các loại đồ gia dụng. Nó là loài nguy cấp tại Việt Nam và được đưa vào Sách đỏ Việt Nam năm 1996.
Rừng cây không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn có ý nghĩa tâm linh với đồng bào dân tộc thiểu số. Khoảng 3 năm nay, trước tình trạng lâm tặc liên tục đốn trộm, chính quyền phải lập các tổ bảo vệ rừng cây. Tổ bảo vệ gồm thanh niên, già làng có uy tín sống ở hai xã thay phiên nhau tuần tra, bảo vệ nghiêm ngặt “Vương quốc Pơ mu".
Ngày 20/7/2015, Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam có Quyết định số 252-QĐ/HMTg công nhận quần thể 725 cây Pơ mu trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam là Cây di sản Việt Nam. |
Ngọc Linh
Bình luận