Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 20:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Cảnh báo mối nguy hiểm do năng lượng tích tụ từ biến đổi khí hậu

Thứ sáu, 22/03/2024 14:03

TMO - Trong 5 thập kỷ qua, sự nóng lên toàn cầu khiến Trái Đất đứng trước nguy cơ tích tụ một năng lượng khổng lồ tương đương với 25 tỷ lần năng lượng của quả bom nguyên tử. 

Một nghiên cứu quốc tế được công bố trên Tạp chí Earth Systerm Science Data cho biết, từ năm 1971 đến năm 2020, nóng lên toàn cầu đã tích tụ một lượng năng lượng khổng lồ với 380 zetta joules nó tương ứng với 25 tỷ lần năng lượng của quả bom nguyên tử mà Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima (Nhật Bản) trong Thế chiến Hai. Đáng chú ý, lượng năng lượng mà hành tinh chúng ta hấp thụ chỉ chiếm khoảng 60% tổng lượng phát thải khí nhà kính. Điều này đồng nghĩa với việc sự hủy hoại của con người đối với Trái Đất thậm chí còn cao hơn nhiều. 

Theo nghiên cứu, các đại dương đã hấp thụ khoảng 89% năng lượng (338,2 Zettajoule), đất liền hấp thụ 6% (22,8 Zettajoule), 4% khác (15,2 Zettajoule) đã được sử dụng để làm tan chảy các phần của tầng lạnh - một phần của hệ thống khí hậu Trái Đất, bao gồm tuyết, băng biển, băng nước ngọt, núi băng trôi, sông băng và chỏm băng, dải băng, thềm băng và băng vĩnh cửu - và chỉ 1% (3,8 Zettajoule) còn lại trong khí quyển.

Ảnh minh họa. 

Phần lớn nhiệt do biển hấp thụ bị giữ lại ở 1km phía trên của đại dương. Vì thế mà đại dương được ví như một kho lưu trữ nhiệt khổng lồ giúp hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Nếu không có nó, nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ cao hơn nhiều. Đổi lại, kho lưu trữ này đã dẫn đến sự gia tăng lớn về nhiệt độ bề mặt nước làm băng ở các cực tan chảy nhanh hơn, phá hủy hệ sinh thái biển và chúng tăng cường sức mạnh cho các cơn bão nhiệt đới, xáo trộn của các dòng hải lưu gây thiệt hại nặng nề đối với con người. 

Các nhà khoa học cảnh báo năm 2024 có thể còn tồi tệ hơn, với hiện tượng El Nino làm tăng nhiệt độ trong những tháng đầu tiên của năm nay. Báo cáo thường niên Tình trạng Khí hậu Toàn cầu của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho thấy nhiệt độ trung bình của Trái Đất đã lên tới mức cao nhất trong 174 năm, cao hơn 1,45 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Báo cáo cũng chỉ ra rằng nhiệt độ đại dương cũng ở mức ấm nhất trong 65 năm, gây hại cho nhiều hệ sinh thái biển. Nhiều loài cá phải di cư khỏi khu vực này về phía Bắc để tìm kiếm nhiệt độ mát hơn. Người phụ trách giám sát khí hậu của WMO, ông Omar Baddour cho biết: “Khả năng cao là năm 2024 sẽ phá kỷ lục nhiệt độ của năm ngoái”. 

 

 

Mai Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline