Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 13:11
Thứ năm, 09/06/2022 11:06
TMO – Các chuyên gia cho rằng cần xem chất thải là tài nguyên, là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu nhất có thể, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng.
Nền kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa rất quan trọng để đạt được các mục tiêu tăng trưởng carbon thấp. Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị. Theo các chuyên gia, việc thực hiện các giải pháp tập trung vào tuần hoàn nhựa cũng có thể giúp cải thiện năng lực và giảm chi phí vốn cho các phương án xử lý, quản lý chất thải rắn không chôn lấp trong tương lai (ví dụ: nhiên liệu có nguồn gốc từ rác thải) bằng cách chỉ xử lý những chất thải không thể thu hồi, tái chế, hoặc tái sử dụng sáng tạo để thu hồi giá trị.
(Ảnh minh họa)
Một số chuyên gia khuyến nghị, đối với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần có giá trị thấp mà không có phương án thay thế phù hợp, các chính sách hiệu quả có thể bao gồm cấm và hạn chế đưa sản phẩm đó ra thị trường, áp dụng phí đối với người tiêu dùng, nhà sản xuất, hoặc nhà nhập khẩu, và thuế vì những công cụ chính sách này có ảnh hưởng trực tiếp nhiều hơn đến hành vi của người tiêu dùng và góp phần nhanh chóng đạt được kết quả đáng kể. Đồng thời cần cải thiện khả năng tiếp cận tài chính cho các dự án tái chế và hỗ trợ nâng cao năng lực các ngân hàng trong nước và nên giải quyết tình trạng chênh lệch giữa nhu cầu tài chính của các đơn vị tái chế nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ và các sản phẩm tài chính xanh hiện hành với việc xây dựng các quy định tài trợ đơn giản hơn.
Cần khuyến khích sử dụng hàm lượng tái chế, bắt đầu với các chính sách ưu đãi, sau đó là chỉ tiêu/tiêu chuẩn về hàm lượng tái chế cho các ngành sử dụng nhựa lớn nhất. Ước tính chỉ khoảng 33% trong số 3,9 triệu tấn hạt nhựa tiêu thụ được tái chế hàng năm, Việt Nam thiếu một thị trường thứ cấp mạnh mẽ cho nhựa tái chế. Việc Việt Nam phải phụ thuộc vào các thị trường xuất khẩu khiến ngành công nghiệp tái chế phải chịu toàn bộ gánh nặng biến động giá toàn cầu tiềm ẩn trong lĩnh vực tái chế. Do đó, Chính phủ có thể đóng vai trò chủ đạo bằng cách thực hiện mua sắm công xanh (GPP) và dán nhãn các sản phẩm nhựa tái chế.
Nền kinh tế tuần hoàn có ý nghĩa rất quan trọng, để đạt được các mục tiêu tăng trưởng carbon thấp. Tái chế nhựa không chỉ giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa mà còn giúp giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm các nguồn nguyên vật liệu có giá trị. Nâng cao lợi ích kinh tế của việc tái chế nhựa sẽ giúp huy động đầu tư nhiều hơn của khu vực tư nhân để giải quyết hiểm họa ô nhiễm nhựa, đồng thời hỗ trợ các ngành quan trọng như du lịch, vận tải biển và thủy sản, vốn đang bị ảnh hưởng.
Phạm Yến
Bình luận