Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 29/03/2024 12:03

Tin nóng

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Giờ Trái đất 2024: Lan tỏa thông điệp “Tiết kiệm điện – Thành thói quen”

Hà Nội: 2 bách xanh cổ thụ hơn 300 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đề xuất 3 nhóm nội dung Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Hải Dương: Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bàng cổ thụ trên 100 năm ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 29/03/2024

Cần quan tâm nhiều đến công tác bảo vệ môi trường, các khu xử lý chất thải trong quy hoạch

Thứ ba, 30/05/2023 13:05

TMO - Trước áp lực của các nguồn thải, nhằm kiểm soát, ngăn ngừa nguy cơ ô nhiễm môi trường tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai phương án quy hoạch phát triển các khu xử lý chất thải theo Dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó công tác bảo vệ môi trường tại các khu xử lý chất thải này là một trong những nhiệm vụ quan trọng cần được chú trọng triển khai.

Theo thống kê, hiện tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại tỉnh Quảng Ngãi vào khoảng 748 tấn/ngày. Ước tính đến năm 2030, khối lượng chất thải rắn phát sinh hơn 1.000 tấn/ngày; đến năm 2050 tăng lên 2.167 tấn/ngày. Ngoài ra, khối lượng chất thải công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi là hơn 1.000 tấn/ngày, dự báo đến năm 2030 sẽ tăng lên 2.438 tấn/ngày. Đối với chất thải rắn y tế nguy hại dự kiến đến năm 2030 ước tính khoảng 971,21 tấn/năm. Do đó, để đảm bảo việc xử lý hết lượng chất thải thực tế phát sinh hiện tại và trong tương lai, việc quy hoạch và đầu tư xây dựng hạng mục xử lý chất thải là cần thiết và cấp bách. 

Tại dự thảo Quy hoạch tỉnh Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, địa phương này đã quy hoạch một số khu xử lý chất thải liên huyện nhằm giúp xử lý chất thải cho một khu vực gồm các huyện và địa phương lân cận, tối ưu hóa công tác chuyên chở chất thải, giảm chi phí và gia tăng hiệu quả đầu tư. Trong đó, Khu xử lý chất thải rắn tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh xác định là khu xử lý chất thải rắn trọng điểm của tỉnh về lâu dài.

Cụ thể, Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ được mở rộng thêm sau năm 2022 là 109 ha, nâng tổng quy mô lên 137 ha, bao gồm khu xử lý hiện hữu 28ha. Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nghĩa Kỳ sẽ phát triển thành một khu liên hợp nhiều nhà máy với công nghệ hiện đại. Trong đó, kết hợp chôn lấp, xử lý, tái chế chất thải rắn tái tạo năng lượng và các loại hình phụ trợ khác có liên quan đến chất thải rắn, đảm bảo phục vụ nhu cầu chôn lấp và xử lý đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

Khu liên hợp xử lý chất thải EME Dung Quất được xây dựng tại thôn Trì Bình, xã Bình Nguyên, huyện Bình Sơn với diện tích 19,28 ha, phạm vi xử lý chất thải rắn cho Khu kinh tế Dung Quất huyện Bình Sơn và các khu vực lân cận, công nghệ xử lý, gồm: Công nghệ làm phân Compost, công ngệ đốt, tái chế và chôn lấp.

Thành phố định hướng quy hoạch các khu xử lý chất thải nhằm xử lý hiệu quả các nguồn thải, giảm nguy cơ ô nhiễm. 

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Đồng Lụa quy hoạch mới 01 nhà máy xử lý chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại. Phạm vi phục vụ trên địa bàn khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố Quảng Ngãi và vùng phụ cận. Diện tích quy hoạch khoảng 35ha (dự trữ mở rộng 70ha), vị trí nằm tại xã Tịnh Phong huyện Sơn Tịnh và xã Bình Thanh huyện Bình Sơn, khu vực phía Bắc núi Đồng Lụa.

Với khối lượng phát sinh CTR từ công nghiệp và sinh hoạt khá lớn như dự báo, nếu không được xử lý hợp vệ sinh sẽ là nguồn gây ô nhiễm lớn, đặc biệt sẽ ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm và nước mặt trên địa bàn tỉnh. Do đó việc hình thành khu liên hợp xử lý chất thải rắn mới là hết sức cần thiết, đảm bảo việc thu gom hiệu quả và xử lý CTR công nghiệp và xây dựng. Áp dụng các công nghệ tiên tiến vào công tác xử lý, làm phân Compost, công ngệ đốt, tái chế chất thải rắn và chôn lấp. Vị trí này cũng đã được định hướng trong đồ án điều chỉnh quy hoạch chung khu kinh tế Dung Quất.

Nhà máy xử lý chất thải sinh hoạt huyện Lý Sơn được xây dựng trên địa phận 2 xã An Hải và An Vĩnh, huyện Lý Sơn với diện tích là 2,7ha, công suất thiết kế 50 tấn rác/ ngày; Khối lượng tiếp nhận thực tế 24 tấn rác/ ngày. Công nghệ xử lý gồm: Công nghệ đốt, làm phân Compost; Khu liên hợp chất thải rắn huyện Đức Phổ có diện tích quy hoạch 17,95 ha. Có 0,8 ha quy hoạch hố chôn lấp hợp vệ sinh, còn lại áp dụng đầy đủ công nghệ xử lý chất thải rắn, chế biến phân hữu cơ, đốt chất thải rắn, chôn lấp hợp vệ sinh, tái chế chất thải rắn và đốt chất thải sinh hoạt.

Ngoài ra, các bãi chôn lấp chất thải rắn trên địa bàn tỉnh bao gồm: Bãi chôn lấp CTR Đồng Nà, TP. Quảng Ngãi: bãi chôn lấp có diện tích quy hoạch là 20 ha. Trước đây bãi chôn lấp này do UBND huyện Sơn Tịnh quản lý, sau đó bàn giao cho TP. Quảng Ngãi quản lý. Hiện nay, bãi chôn lấp này đang sử dụng để xử lý tạm thời rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn TP. Quảng Ngãi do Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Nghĩa Kỳ. Phạm vi phục vụ: Xử lý tạm CTR phát sinh trên địa bàn TP. Quảng Ngãi để hỗ trợ cho khu liên hợp xử lý Nghĩa Kỳ chưa hoàn thiện.

Bãi chôn lấp CTR Long Mai, huyện Minh Long: Quy mô 2,5ha; công nghệ xử lý là đốt và chôn lấp. Bãi chôn lấp CTR Cà Đáo, huyện Sơn Hà: Quy mô quy hoạch là 2,5ha; Giai đoạn ngắn hạn áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Định hướng giai đoạn dài hạn ap dụng đầy đủ công nghệ xử lý CTR: Chế biến phân hữu cơ; tái chế CTR; đốt CTR nguy hại. Bãi chôn lấp CTR Sơn Mùa, huyện Sơn Tây: Xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Sơn Tây. Quy mô diện tích 2,0ha.

Khu xử lý CTR Trà Tân, huyện Trà Bồng: Xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Trà Bồng. Quy mô diện tích 15,0ha. Giai đoạn ngắn hạn áp dụng biện pháp chôn lấp hợp vệ sinh. Định hướng giai đoạn dài hạn ap dụng đầy đủ công nghệ xử lý CTR: Chế biến phân hữu cơ; tái chế CTR; đốt CTR nguy hại; Bãi chôn lấp CTR Ba Thành, huyện Ba Tơ: Xử lý rác thải sinh hoạt của huyện Ba Tơ. Quy mô diện tích 3,0ha... 

Tại các khu xử lý chất thải, bãi chôn lấp rác, công tác bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng cần được đẩy mạnh triển khai. 

Tại các khu xử lý chất thải này, UBND tỉnh yêu cầu các ngành chức năng, đơn vị liên quan thực hiện tổng hợp các biện pháp từ công tác quản lý nhà nước, sử dụng và ứng dụng công nghệ mới, tuyên truyền giáo dục, khuyến khích sản xuất xanh, sản xuất theo mô hình kinh tế tuần hoàn, xây dựng hệ thống quan trắc tối ưu, thực hiện kiểm tra kiểm soát và các phương án, phải pháp ứng phó trong công tác bảo vệ môi trường.

Đối với môi trường đất: thực hiện các giải pháp tổng hợp để bảo vệ môi trường đất, đối với các khu vực nhà máy, khu công nghiệp cần khuyến khích sản xuất xanh, sản xuất sạch, sản xuất sạch hơn, đổi mới máy móc trang thiết bị hiện đại thân thiện với môi trường đồng thời áp dụng các biện pháp kiểm soát nguồn xả thải, đưa chất thải đi xử lý theo quy định tránh rò rỉ, thực hiện đánh giá môi trường hàng năm. Đối với các khu đất nông nghiệp áp dụng biện pháp canh tác bền vững, khuyến khích sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh, phòng trừ sâu bệnh sinh học để giảm thiểu sử dụng các loại hóa chất đối với cây trồng và gây ô nhiễm đất. Trong chăn nuôi xây dựng mô hình chuồng trại, cây trồng theo hướng sản xuất xanh, bền vững, xử lý chất thải, nước thải sử dụng công nghệ vi sinh, xây dựng mô hình theo hướng kinh tế trang trại xanh - tuần hoàn. Môi trường đất có các chỉ tiêu ở mức tiêu chuẩn an toàn, cho phép đối với con người theo QCVN03- MT/2015/BTNMT.

Môi trường nước mặt: xây dựng phương án bảo vệ nguồn nước tổng thể. Thực hiện công tác kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo công tác xử lý nước thải, chất thải tại các khu công nghiệp, khu sản xuất, các làng nghề, các khu thương mại dịch vụ đảm bảo không để nước thải chưa qua xử lý thải ra sông hồ. Thực hiện quan trắc thường xuyên tại các khu vực mặt nước trên địa bàn để đảm bảo chất lượng nước theo tiêu chuẩn QCVN08-MT/2015/BTNMT, nước đạt tiêu chuẩn sử dụng cho sinh hoạt theo chỉ số Chỉ số WQI và xây dựng các phương án bảo vệ và cải thiện môi trường nước.

Môi trường nước ngầm: chịu tác động trực tiếp từ môi trường đất, môi trường nước mặt chính vì vậy việc thực hiện tổng hợp các biện pháp bảo vệ và cải thiện môi trường đất, môi trường nước mặt là bảo vệ nguồn nước ngầm. Chất lượng môi trường nước trong lòng đất đạt các tiêu chí giới hạn cho phép và sử dụng được cho con người theo tiêu chuẩn QCVN 09-MT:2015/BTNMT.

Môi trường không khí: đối với các khu sản xuất vật liệu xây dựng thực hiện các biện pháp sử dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản và sản xuất xi măng, áp dụng các biện pháp tổng hợp trong công tác bảo vệ môi trường như sử dụng lưới che, trồng cây xanh, xây dựng công xưởng khép kín phù hợp…để hạn chế bụi, giảm thiểu bụi phát tán ra không khí và môi trường xung quanh. Các khu vực đường giao thông cần được nâng cấp, kiểm soát nguồn gây bụi, kiểm soát phương tiện chở vật liệu xây dựng, trồng thêm cây xanh và băng cây xanh phù hợp. Các chỉ số của môi trường không khí xung quanh đạt các tiêu chuẩn theo quy định QCVN 05:2013/BTNMT.

Chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế cần được phân loại, thu gom và xử lý tại nguồn thải trước khi đưa về khu xử lý chất thải rắn chung. Quản lý tốt việc thu gom rác thải, tránh việc phát tán rác ra môi trường, có biện pháp hạn chế tối đa nước rỉ rác. Các nhà máy xử lý rác thải phải được lựa chọn công nghệ tiên tiến, được đầu tư đồng bộ, hạn chế đến mức thấp nhất việc chôn lấp chất thải.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline