Hotline: 0941068156

Thứ hai, 14/10/2024 16:10

Tin nóng

Diện tích rừng bị thiệt hại trong 9 tháng của năm 2024 giảm 9,3%

Dừng tiếp nhận tác phẩm tham gia Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn mới, phát triển thực chất, bền vững

Hải Phòng: Cây thị gần 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

An Giang: Cây gõ mật đầu tiên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thị và mù u cổ thụ ở Thừa Thiên-Huế được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão, cơn bão số 4

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Thứ hai, 14/10/2024

Cần giải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai

Thứ sáu, 26/11/2021 21:11

TMO - Tại Đà Nẵng, Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng chống thiên tai (PCTT) tổ chức Hội nghị công tác phòng chống thiên tai năm 2021 tại các tỉnh miền Trung. Hội nghị vừa diễn ra vào chiều nay (26/11) nhằm đánh giá kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong công tác khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2020 tại các tỉnh miền Trung.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT, năm 2020, tại khu vực miền Trung, mưa lũ lịch sử, lũ quét, sạt lở đất trên diện rộng xảy ra gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản, làm 249 người chết, mất tích; 1.531 nhà sập, 239.341 nhà bị hư hại, tốc mái, 473.449 lượt nhà bị ngập; nhiều công trình phòng, chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, dân sinh bị hư hỏng, sạt lở. Ước tính thiệt hại về kinh tế trên 36.000 tỷ đồng.

Cần có phải pháp để người dân thích ứng an toàn với thiên tai. (Ảnh minh họa)

Trong năm 2021, các tỉnh miền Trung đã chịu ảnh hưởng của 5 cơn bão, tuy không khốc liệt như năm 2020 nhưng hoàn lưu các cơn bão đã gây ra các đợt mưa lũ lớn gây thiệt hại không nhỏ. Thiên tai đã làm 38 người chết, mất tích; 39 nhà bị sập đổ hoàn toàn, 970 nhà bị hư hỏng, tốc mái; 85.806 ha lúa, hoa màu bị thiệt hại; nhiều tuyến giao thông bị tắc nghẽn do ngập lụt, sạt lở. Ước thiệt hại trên 2.100 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2017-2020, Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đã chủ trì, phối hợp với các bộ tổng hợp nhu cầu và đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ 4.215 tỷ đồng cho các tỉnh trong khu vực để khắc phục hậu quả thiên tai; hiện đang tổng hợp thiệt hại và đề xuất hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ năm 2021.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc ứng phó với thiên tai vừa qua cũng bộc lộ những tồn tại, hạn chế như: Thông tin cảnh báo thiên tai, bão, lũ lớn chưa được thông tin một cách chi tiết đến tận người dân; lực lượng PCTT&TKCN còn thiếu chuyên nghiệp; thiếu trang thiết bị chuyên dùng, chưa đáp ứng yêu cầu trong nhiều tình huống cứu hộ trên biển, sạt lở đất vùng núi; chưa dự báo được chính xác mưa cực đoan cường độ lớn trong thời gian ngắn; chưa dự báo sớm được lũ đặc biệt lớn, lũ lịch sử. Bên cạnh đó, chưa có bản đồ phân vùng, cảnh báo sạt lở đất với tỉ lệ lớn; nguồn lực cho khắc phục hậu quả còn rất hạn chế; công tác khắc phục hậu quả hầu như chỉ tập trung một phần vào hỗ trợ khẩn cấp, chưa bố trí nguồn lực và tập trung cho hỗ trợ trung hạn, dài hạn...

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho rằng, trong PCTT, vai trò công tác dự báo rất quan trọng. Nếu như làm chính xác, thu hẹp được phạm vi dự báo thì công tác ứng phó, chỉ đạo từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở thuận lợi và chủ động hơn. “Hiện Quảng Ngãi đã chỉ đạo các địa phương quan tâm đến công tác ứng phó trước khi bão lũ xảy ra. Điều mà địa phương cần là kinh phí để hỗ trợ cho người dân để họ gia cố lại nhà cửa, công trình trường học, trạm y tế công cộng. Nếu chúng ta ưu tiên ứng phó trước khi bão lũ đến thì sẽ giảm thiệt hại nhiều hơn khi bão lũ xảy ra”.

Là địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai, ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng: Khi bị thiên tai, yếu tố "4 tại chỗ" là đặc biệt quan trọng, nhất là ứng cứu người bị thương rất hiệu quả; tuy nhiên nói thì dễ nhưng để làm được cần phải đẩy mạnh tuyên tuyền và Quảng Nam luôn luôn tích cực đẩy mạnh tuyên truyền về công tác “4 tại chỗ” này. Năm 2021, tỉnh Quảng Nam đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp, di dời 7.000 hộ dân, đặc biệt là người dân vùng núi, vùng có nguy cơ sạt lở, đồng thời hỗ trợ trực tiếp cho người dân bị ảnh hưởng.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cũng cho rằng, để công tác PCTT hiệu quả, thì cần phát huy đội xung kích trong PCTT và Trung ương nên nghiên cứu khung phòng chống thiên tai thích ứng cho cả ba miền, làm sao để người dân sống an toàn trong biến đổi của khí hậu hiện nay.

Ông Trần Quang Hoài, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai, Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong thời gian qua, đồng thời cho rằng, công tác dự báo rất là khó khăn, tuy nhiên cần tăng cường hơn nữa để đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Phó Trưởng ban Ban Chỉ đạo quốc gia về PCTT đề nghị các địa phương cần xây dựng đề án trồng rừng theo từng khu vực, đặc biệt rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ ven biển. Ban Chỉ đạo sẽ xem xét, nghiên cứu để giải quyết bài toán ngập lụt ở khu vực miền Trung, đặc biệt là thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam) sao cho phù hợp điều kiện thực tiễn mưa, bão lũ, tập quán sinh sống con người đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng thời, các địa phương khẩn trương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các công trình khắc phục hậu quả thiên tai năm 2020; sẵn sàng ứng phó với bão, mưa lũ còn có thể xảy ra trong tháng 12 này, đảm bảo an toàn về người và sản xuất, nhất là sắp đến vụ Đông Xuân 2021-2022…

“Hiện không chỉ số lượng dân số tăng lên mà số lượng khu công nghiệp, trung tâm kinh tế - xã hội tại miền Trung ngày càng nhiều. Nếu xảy ra tình trạng ngập lụt thì thiệt hại vô cùng lớn. Chúng tôi sẽ nghiên cứu để giải quyết, góp phần hoàn thiện chương trình tổng thể về PCTT của quốc gia”.

 

Quốc Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline