Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 09:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Cần giải pháp để đạt mục tiêu trung hòa carbon

Thứ bảy, 13/08/2022 07:08

TMO – Hầu hết các quốc gia trên thế giới đã đưa ra cam kết trung hoà carbon và đưa phát thải ròng về “0” đến năm 2050 nhằm cắt giảm sự tác động của biến đổi khí hậu.

Theo các chuyên gia môi trường, việc đạt mức trung hòa carbon là đạt mức phát thải ròng bằng 0. Điều này có thể được thực hiện bằng cách cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống gần mức bằng 0 nhất có thể, và khí thải còn lại trong bầu khí quyển được tái hấp thụ bởi rừng cây, nước biển. Việc thay thế nhiệt điện từ than, khí đốt và dầu hỏa bằng năng lượng từ các nguồn tái tạo như gió, mặt trời cũng làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon.

Để đạt được trung hòa carbon phải cắt giảm sâu việc phát thải, đồng thời cần tăng quy mô của việc thu giữ, bù đắp lượng khí thải đã được phát ra. Trung hòa carbon hiệu quả cần có những biện pháp thực hiện thiết thực và có thể được duy trì lâu dài. Điều này có nghĩa là các phương pháp thu giữ phải loại bỏ hoàn toàn khí thải, không để khí bị rò rỉ người lại vào khí quyển theo thời gian. Việc phá rừng hoặc lưu trữ khí thải không đúng cách đều có nguy cơ rò rỉ khí thải cao.

Không gian xanh là một trong nhiều giải pháp chống biến đổi khí hậu.

Nhiều báo cáo, công trình nghiên cứu đã chỉ ra, để ngăn chặn những tác động tệ nhất của biến đổi khí hậu và bảo tồn Trái Đất, sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu cần được giới hạn ở ngưỡng 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Hiện tại, Trái Đất đã nóng hơn khoảng 1,1°C so với cuối những năm 1800, và lượng khí thải tiếp tục tăng lên. Để giữ cho sự nóng lên toàn cầu không vượt ngường 1,5°C như đề cập trong Hiệp định Paris, lượng khí thải ròng cần phải giảm 45% vào năm 2030 và đạt mức bằng không vào năm 2050.

Hơn 70 quốc gia, bao gồm cả những nước gây ô nhiễm chính như: Mỹ, Liên minh châu Âu, Trung Quốc…đã đặt mục tiêu đưa phát thải ròng về “0”, chiếm khoảng 76% lượng khí thải toàn cầu. Để đạt được cam kết không phát thải ròng về “0”, các quốc gia sẽ cần có tham vọng, quyết tâm thay đổi, và kế hoạch hợp tác quốc tế chặt chẽ.     

 

 

Lan Hương

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline