Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 10:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Cải tạo phục hồi, tiến tới đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm

Thứ bảy, 09/07/2022 12:07

TMO - Thành phố Hải Phòng hiện có khoảng 137 bãi rác tạm, sau nhiều năm sử dụng, nguồn nước rỉ ngấm xuống, gây ô nhiễm môi trường. Thực hiện chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường thành phố đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm nhanh chóng cải tạo phục hồi, tiến tới đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm.

Vừa qua, tại thành phố Hải Phòng, Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội đã có buổi làm việc với UBND Thành phố Hải Phòng về việc thực hiện chính sách pháp luật về quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Theo báo cáo của UBND thành phố, hiện nay lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại thành phố là khoảng 942 tấn/ngày. Trong đó, thực hiện thu gom, xử lý đạt 100%. Hiện thành phố có 4 đơn vị thu gom, vận chuyển và được xử lý tại 2 khu xử lý là: Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát (khoảng 500 - 650 tấn/ngày), Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ (khoảng 350 - 450 tấn/ngày).

Rác thải được xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn Tràng Cát 

Đối với chất thải rắn sinh hoạt nông thôn với khối lượng phát sinh khoảng 822 tấn/ngày, tỷ lệ thu gom đạt 98%. Lượng rác thải tại khu vực này do 972 tổ thu gom của các thôn, xóm, khu dân cư trên địa bàn các xã, thị trấn đảm nhiệm; được xử lý tại Khu xử lý chất thải rắn Đình Vũ và Tràng Cát, Khu xử lý chất thải Minh Tân (khoảng 100 tấn rác/ngày của huyện Thủy Nguyên); còn lại xử lý tại 137 bãi rác tạm và lò đốt quy mô nhỏ.

Chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố hiện nay được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (62%), chế biến phân vi sinh (4%) và đốt rác với quy mô nhỏ (2%) và chôn lấp tại bãi rác tạm (32%). Việc xử lý rác thải bằng hình thức chôn lấp đã bộc lộ nhiều hạn chế như: chiếm nhiều diện tích đất; thời gian phân hủy chậm; phát tán mùi; nước rỉ rác gây ô nhiễm môi trường.

Đối với việc thực hiện quy hoạch xử lý chất thải rắn, Hải Phòng đã quy hoạch 7 khu xử lý cấp thành phố và 7 khu xử lý cấp huyện, với tổng diện tích quy hoạch khoảng 400 ha. Đến nay, đã thực hiện đầu tư xây dựng 3 khu xử lý cấp thành phố; 2 khu xử lý cấp huyện.

Trong giai đoạn 2016 - 2021, thành phố Hải Phòng đã đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 1 bãi rác cấp huyện (Khu xử lý Bàng La). Dự kiến trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 sẽ đóng cửa, cải tạo phục hồi môi trường 85 bãi rác tạm, đến năm 2030 sẽ đóng cửa toàn bộ bãi rác tạm trên địa bàn thành phố.

Thành phố Hải Phòng thực hiện cải tạo phục hồi, tiến tới đóng cửa toàn bộ các bãi rác tạm. Ảnh: Duy Thính 

Mặc dù công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên UBND thành phố Hải Phòng cho biết, thời gian qua thành phố chưa thể xử lý dứt điểm các bãi chôn lấp rác tạm. Vì thế, thành phố kiến nghị Bộ Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.

Nhằm khắc phục những vấn đề về môi trường ở trên, thành phố Hải Phòng đã xây dựng Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn trên địa bàn thành phố giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời, kiến nghị Chính phủ sớm ban hành Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường phù hợp với Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể quy trình, kỹ thuật thực hiện cải tạo, nâng cấp và xử lý ô nhiễm môi trường tại các bãi chôn lấp rác thải không hợp vệ sinh.

Cùng với đó, hướng dẫn cụ thể cách thức, phương pháp thực hiện hình thức thu giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt; hướng dẫn mô hình xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị và nông thôn. Ngoài ra, kiến nghị Bộ Xây dựng sớm xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thiết kế hệ thống thu gom chất thải rắn phù hợp với việc phân loại chất thải rắn tại nguồn của khu trung tâm thương mại kết hợp với căn hộ; chung cư kết hợp văn phòng; tổ hợp công trình cao tầng có chức năng hỗn hợp.

Bàn về các giải pháp để nâng cao hiêu quả xử lý chất thải rắn sinh hoạt, nhiều ý kiến cho rằng: Hải Phòng cần tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường. Mặt khác, cần tăng cường quản lý giám sát việc thu gom, vận chuyển và xử lý bảo đảm đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, Hải Phòng cần sớm xoá bỏ các bãi rác tạm; chấm dứt tình trạng rác thải đổ bỏ không đúng nơi quy định gây ô nhiễm môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đẩy mạnh việc nghiên cứu, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật trong xử lý chất thải. Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân phát triển những mô hình hiệu quả, điển hình trong phân loại, thu gom, xử lý chất thải và nhân rộng các mô hình này trên địa bàn thành phố.

Hiện nay, cả nước còn gần 1.200 bãi rác tạm. Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã yêu cầu các địa phương phải bố trí ngân sách để xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường do các bãi rác này gây ra.  

 

 

Trọng Hiếu 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline