Hotline: 0941068156

Thứ ba, 13/05/2025 20:05

Tin nóng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp nghỉ Lễ 30/4

Thứ ba, 13/05/2025

Các điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã trên thế giới

Thứ tư, 22/05/2024 14:05

TMO - Khu vực phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi nổi lên như một điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã quốc tế.

Văn phòng Liên hợp quốc về phòng chống ma túy và tội phạm (UNODC) vừa công bố Báo cáo Tội phạm động vật hoang dã thế giới năm 2024 cho thấy, khu vực Nam sa mạc Sahara ở châu Phi cùng với Nam Á chiếm phần lớn các luồng thương mại toàn cầu về buôn bán động vật hoang dã với 44% tổng số vụ bắt giữ được ghi nhận. Tại khu vực Nam sa mạc Sahara, 19% các vụ tịch thu sản phẩm động vật hoang dã trên toàn thế giới được thực hiện tại khu vực này và đây trở thành là một trong những nguồn cung cấp cho buôn lậu động vật hoang dã phổ biến nhất. 

Nghiên cứu được thực hiện với sự cộng tác của Hiệp hội quốc tế về chống tội phạm động vật hoang dã (ICCWC), bao gồm các bên liên quan chính như Công ước về buôn bán quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (Cites), Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Hải quan Thế giới. Nghiên cứu dựa trên hơn 140.000 hồ sơ bắt giữ trên 162 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã làm sáng tỏ quy mô của hoạt động buôn lậu động, thực vật hoang dã.

Khu vực phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi và Nam Á là những điểm nóng về buôn lậu động vật hoang dã quốc tế.  

Từ năm 2015-2021, khu vực phía Nam sa mạc Sahara ở châu Phi cùng với Nam Á chiếm phần lớn các luồng thương mại toàn cầu về buôn bán động vật hoang dã với 44% tổng số vụ bắt giữ được ghi nhận. Trong số các nhóm loài bị nhắm mục tiêu, tê tê là loài bị buôn bán nhiều nhất, chiếm tới 32% số vụ bắt giữ trong thời gian này. Ngoài ra, voi và các loài động vật ăn thịt, được xếp hạng trong số 5 nhóm loài hàng đầu bị thu giữ ở cả châu Phi và châu Á. 

Tại châu Phi, tê tê, tê giác và voi chiếm hơn 95% tổng số vụ tịch thu. Ở châu Á, phần lớn các vụ bắt giữ liên quan đến gỗ, sau đó là các mặt hàng tê tê. Ở châu Âu, cá chình dẫn đầu, tiếp theo là trầm hương. Ở châu Mỹ, gỗ (tuyết tùng) cho đến nay là nhóm xếp hàng đầu (79%), tiếp theo là cá sấu và gỗ cẩm lai (lần lượt là 5% và 3%).

Ở châu Đại Dương, các nhóm bị buôn lậu theo thứ tự gồm cá sấu, rễ cây costus, rắn, nhân sâm và xương rồng. Các mặt hàng san hô, cá sấu và rắn nổi bật hơn ở 3 khu vực còn lại, trong đó vẹt và vẹt mào nổi bật ở châu Mỹ và nhuyễn thể hai mảnh vỏ ở châu Đại Dương. Thực vật cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các hồ sơ ở châu Âu (ví dụ như lô hội và xương rồng) và ở châu Đại Dương (như rễ cây costus và nhân sâm). Thực trạng này cho thấy nhu cầu cấp thiết về hành động phối hợp để giải quyết nạn buôn bán động, thực vật hoang dã hiện nay. 

 

 

Bùi Hằng

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline