Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/07/2025 01:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ tư, 16/07/2025

Các địa phương cần tích trữ nước ngọt ứng phó xâm nhập mặn

Thứ hai, 10/03/2025 17:03

TMO - Theo dự báo từ nay đến giữa tháng 4, khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long sẽ xuất hiện nhiều đợt cao điểm xâm nhập mặn. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, xâm nhập mặn ở khu vực trên có xu thế tăng cao vào những ngày giữa tuần, sau đó giảm dần vào ngày cuối tuần. Độ mặn cao nhất tại các trạm ở mức thấp hơn độ mặn cao nhất tháng 3/2024; riêng một số trạm ở Bến Tre, Cà Mau và Bạc Liêu có độ mặn cao hơn.

Chiều sâu ranh mặn 4‰ trên các sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây từ 40-52km; sông Cửa Tiểu, Cửa Đại là 35-40km; sông Hàm Luông là 50-58km; sông Cổ Chiên là 40-48km; sông Hậu là 45-50km; sông Cái Lớn là 25-30km. Xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long mùa khô năm 2024-2025 ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, nhưng không gay gắt như mùa khô năm 2015-2016 và năm 2019-2020.

Các đợt xâm nhập mặn tăng cao ở cửa sông Cửu Long khả năng tập trung vào tháng 3-4 (từ ngày 11-15/3, 29/3-2/4); các sông Vàm Cỏ, Cái Lớn vào tháng 3-4 (từ ngày 10-15/3, 29/3-2/4, 27/4-1/5). Tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Công, triều cường và còn biến động trong thời gian tới.

Nông dân tại tỉnh Bến Tre tích trữ nước ngọt trong hồ nổi. Ảnh: MĐ. 

Trước dự báo trên, các địa phương ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cần cập nhật kịp thời thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các biện pháp chủ động phòng, chống xâm nhập mặn. Cảnh báo độ rủi ro thiên tai do xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long cấp 2. Độ mặn xâm nhập sâu trong sông, kênh rạch sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân trong khu vực. Các địa phương cần tranh thủ tích trữ nước ngọt khi triều thấp phục vụ nông nghiệp và dân sinh, đồng thời cần hạn chế tưới nhằm giảm thiểu thiệt hại sản xuất.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân nên trồng các loại cây thời vụ có thể chịu được độ mặn cao, chuyển đổi cơ cấu con giống phù hợp, đồng thời có những biện pháp chăm sóc chu đáo để hạn chế những thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn gây ra. Đối với diện tích trồng cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chịu mặn kém, trước khi tưới nước người dân cần kiểm tra nồng độ mặn.

Bên cạnh việc lưu trữ và tiết kiệm, người dân cần lắp đặt các hệ thống lọc nước mặn để đảm bảo tốt nhất lượng nước sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu. Hệ thống lọc nước mặn được xem là biện pháp sử dụng trực tiếp nguồn nước mặn hiện tại. Hệ thống lọc nước mặn giúp xử lý các thành phần muối hòa tan trong nước, mang lại nguồn nước có độ ngọt hợp lý.

Các địa phương cần tăng cường vận hành hợp lý các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương. 

Ðồng bằng sông Cửu Long là hạ du vùng châu thổ của sông Mê Công bao gồm 13 địa phương là: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Ðồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Toàn vùng có diện tích đất tự nhiên khoảng 4 triệu ha, dân số 21,49 triệu người với 85% sinh sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Do có các đặc điểm sinh thái thuận lợi, khu vực Ðồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp của cả nước  Tuy nhiên, khu vực này cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn vào mùa khô.

Nhằm chủ động phòng, chống với các đợt cao điểm xâm nhập mặn, các địa phương cần tăng cường theo dõi thông tin dự báo xâm nhập mặn, nguồn nước của các cơ quan chuyên ngành khí tượng, thủy văn và cơ quan chuyên môn cung cấp làm cơ sở tổ chức các giải pháp ứng phó phù hợp. Cần tiếp tục tăng cường vận hành hợp lý các công trình thủy lợi để lấy, tích trữ nước ngọt tối đa vào hệ thống kênh mương, ao, hồ phân tán, khu trũng; lưu ý tại các vùng cây ăn quả cần bảo đảm tích trữ để đáp ứng nhu cầu nước tối thiểu của cây trồng trong thời gian ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Mặt khác, các địa phương và bà con nông dân cần đo độ mặn trước khi lấy nước tưới cho cây trồng. Khẩn trương xác định cụ thể khu vực người dân có nguy cơ để có phương án bảo đảm cung cấp đủ nguồn nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ người dân tổ chức lấy nước, trữ nước phục vụ sinh hoạt; không để người dân bị thiếu nước sinh hoạt hoặc phải sử dụng nước sinh hoạt không bảo đảm chất lượng.

Các địa phương cũng cần chủ động sử dụng các nguồn kinh phí để thực hiện khẩn cấp các giải pháp phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; lưu ý lắp đặt trạm bơm dã chiến, đắp đập tạm, đào ao, nạo vét cửa lấy nước, hệ thống kênh trục... phục vụ sản xuất nông nghiệp; thường xuyên thông tin về tình hình xâm nhập mặn đến chính quyền địa phương, người dân, tổ chức liên quan chủ động thực hiện giải pháp ứng phó.../.

 

 

Lê Hương 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline