Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/04/2024 11:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 27/04/2024

Bổ sung quy định về bảo vệ nước dưới đất

Thứ sáu, 17/03/2023 13:03

TMO - Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung các quy định nhằm khắc phục những bất cập đặt ra trong quá trình thi hành Luật Tài nguyên nước 2012, xây dựng hệ thống chính sách pháp luật đồng bộ, thống nhất về tài nguyên nước...trong đó nội dung về bảo vệ nguồn nước dưới đất được quy định chi tiết với trách nhiệm của các đơn vị liên quan.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung những quy định về nội dung bảo vệ nước dưới đất, chi tiết hơn quy định tại Luật Tài nguyên nước 2012. Cụ thể, tại Điều 32, dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) quy định: Các tổ chức cá nhân thiết kế, thi công các công trình khoan, đào, thí nghiệm trong các dự án điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác nước dưới đất; khảo sát địa chất công trình, xử lý nền móng công trình xây dựng, xây dựng công trình ngầm; thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; bơm hút nước tháo khô mỏ, tháo khô hố móng xây dựng gây hạ thấp mực nước dưới đất và các hoạt động khoan, đào, thí nghiệm khác có ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công đảm bảo yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và bảo vệ môi trường nước dưới đất theo quy định của pháp luật về môi trường. 

Hóa chất, chất phóng xạ sử dụng để thí nghiệm trong thăm dò, khai thác nước dưới đất phải nằm trong danh mục hóa được phép sử dụng theo quy định của pháp luật, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường và nguồn nước; Ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất theo thời kỳ 05 năm. Khoanh vùng nguồn nước dưới đất có nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và áp dụng biện pháp hạn chế khai thác để bảo vệ nguồn nước dưới đất; Xác định và bảo vệ vùng bổ cập của nước dưới đất.

Ảnh minh họa 

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung quy định về kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất bao gồm: Thực trạng chất lượng nguồn nước dưới đất; nguyên nhân chính gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước dưới đất; Đánh giá, dự báo xu hướng thay đổi chất lượng nước nguồn nước dưới đất; mục tiêu, chỉ tiêu của kế hoạch; Giải pháp, biện pháp bảo vệ, phòng ngừa, giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước dưới đất; cải thiện nguồn nước dưới đất bị ô nhiễm, suy giảm chất lượng.

Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong hoạt động khoan, đào, thí nghiệm và quy chuẩn kỹ thuật trám lấp giếng không sử dụng để bảo vệ nước dưới đất và quy định các biện pháp bảo vệ vùng bổ cập của nước dưới đất; quy định chi tiết nội dung kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm khoanh vùng nước dưới đất nguy cơ bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm và thực hiện các biện pháp kiểm soát hoạt động khai thác, hạn chế khai thác nước dưới đất; ban hành, tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng nước dưới đất.

Trước nhu cầu lớn về khai thác, sử dụng nguồn nước hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi pháp luật về tài nguyên nước và một số Luật liên quan đến quản lý, bảo vệ tài nguyên nước cần phải sớm được cập nhật, sửa đổi, bổ sung.

Từ yêu cầu trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xây dựng dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) bổ sung các quy định nhằm phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả Trung ương và địa phương. Hướng tới quản lý tài nguyên nước trên nền tảng công nghệ số, thống nhất về cơ sở dữ liệu, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ ra quyết định theo thời gian thực, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành, chi phí đầu tư của Nhà nước.

Dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) gồm 88 điều và được bố cục thành 10 chương. So với Luật 2012, dự thảo Luật không tăng về số chương (trong đó giữ nguyên 10 điều; sửa đổi, bổ sung 62 điều; bổ sung mới 16 điều) và bãi bỏ 08 điều, sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023).

 

 

Lê Hồng 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline