Hotline: 0941068156

Thứ hai, 21/04/2025 00:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ hai, 21/04/2025

Bình Thuận: Phát hiện nhiều loài động vật quý hiếm tại rừng phòng hộ

Thứ năm, 15/08/2024 15:08

TMO - Qua bẫy ảnh, các nhà khoa học đã ghi nhận được 24 loài chim, thú, trong đó, có những loài nguy cấp, quý hiếm cần phải được bảo tồn tại rừng phòng hộ Lòng Sông – Đá Bạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.    

Trước đó, từ tháng 3 đến tháng 5/2022, Viện Sinh thái học Miền Nam cùng Ban quản lý Rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc lắp đặt bẫy ảnh (ghi nhận hình ảnh các loài thú kiếm ăn trên mặt đất dựa trên cảm biến nhiệt và hồng ngoại) thu số liệu tại lâm phận này nhằm nghiên cứu loài cheo cheo lưng bạc.

Các điểm bẫy ảnh được thiết lập theo ô lưới ngoài hiện trường ở sinh cảnh rừng khộp rụng lá. Các điểm bẫy ảnh cách nhau khoảng 500 m. Mỗi điểm bẫy ảnh có một máy bẫy ảnh được lắp đặt. Các bẫy ảnh được gắn chặt vào các thân cây ở chiều cao từ 20 đến 40 cm so với mặt đất nhằm tối đa hóa khả năng ghi nhận loài mục tiêu của nghiên cứu. Tổng cộng có 36 máy bẫy ảnh được lắp đặt. Dữ liệu được trích xuất từ bẫy ảnh sau khi được thu hồi đã được kiểm kê, định danh, và phân tích bằng các phương pháp thống kê hiện đại.

Chà vá chân đen được phát hiện khi đặt bẫy ảnh. 

Dù chưa ghi nhận được loài cheo cheo lưng bạc đặc hữu, nhưng hệ thống bẫy ảnh đã ghi nhận 24 loài thú và chim hoang dã. Trong đó có 24 loài động vật (15 loài thú và 9 loài chim) đã được ghi nhận gồm, khỉ đuôi lợn, chà vá chân đen, mang đỏ, heo rừng, sơn dương, mèo rừng, chồn bạc má, cầy vòi hương, sóc vằn lưng, sóc bụng đỏ, sóc bay trâu, nhím, đồi, nhen, tê tê java, công, gà rừng, đa đa, trảu đầu hung, chèo bẻo rừng, chích choè lửa, khướu khoang cổ, khướu mào trắng và chim cú muỗi đuôi dài.

Trong đó có 5 loài nguy cấp, quý hiếm thuộc sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) cần được bảo vệ nghiêm ngặt là chà vá chân đen, tê tê java, công, sơn dương và khỉ đuôi lợn. Theo các chuyên gia, kết quả trên cho thấy rừng phòng hộ Lòng Sông - Đá Bạc của tỉnh Bình Thuận đang sở hữu tài nguyên đa dạng sinh học phong phú, độc đáo.

 

 

Minh Kiên 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline