Hotline: 0941068156

Thứ ba, 17/09/2024 03:09

Tin nóng

Thêm 45 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam, có cây gần 800 năm tuổi

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Thứ ba, 17/09/2024

Bình Thuận: Chủ động phương án phòng chống cháy rừng tới từng tiểu khu

Thứ sáu, 31/12/2021 14:12

TMO- Để phòng chống cháy rừng trong mùa khô 2021-2022 (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau), Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận đề nghị các địa phương, đơn vị chủ động xây dựng phương án chi tiết từng tiểu khu.

Theo Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận, toàn tỉnh có hơn 298.643 ha rừng, trong đó hơn 272.928 ha rừng tự nhiên và 25.715 ha rừng trồng. Đối với rừng tự nhiên, trên địa bàn tỉnh đa phần thuộc kiểu rừng khộp, rụng lá vào mùa khô nằm phân bố ở vùng đồi núi cao, độ dốc lớn, địa thế hiểm trở gây nhiều khó khăn trong tổ chức quản lý, bảo vệ, khó khăn trong việc tiếp cận đám cháy, tổ chức chữa cháy rừng khi xảy ra.

Mặt khác, một bộ phận rừng trồng chủ yếu là keo, phi lao, bạch đàn…phần lớn nằm tiếp giáp với dân cư, các điểm du lịch và đất canh tác nông nghiệp, dễ bị xâm hại và có nguy cháy rừng cao.

Lực lượng kiểm lâm phối hợp với nhân dân địa phương diễn tập phương án phòng cháy chữa cháy rừng.

Chủ động ứng phó với nguy cơ cháy rửng trên địa bàn tỉnh, Chi cục Kiểm lâm đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng thực hiện thiết kế, thi công các công trình phòng cháy chữa cháy như: đốt chần rừng tự nhiên ven các tuyến đường mòn, ven nương rẫy; cày băng trắng cho rừng trồng; phát dọn vật liệu cháy tạo băng trắng, cũng như phát, đốt vật liệu cháy rừng trồng và thu gom vật liệu cháy đối với rừng phi lao ven biển.

Bên cạnh đó, bảo đảm lực lượng kiểm lâm ứng trực 24/24 giờ, tuần tra ở những khu vực nguy cơ cháy rừng cao, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cộng đồng dân cư, thực hiện phương châm “4 tại chỗ” trong công tác chữa cháy rừng.

Ngoài ra, lực lượng kiểm lâm tỉnh đã chủ động phối hợp với lực lượng chức năng kiểm soát chặt chẽ người ra, vào khu vực rừng. Chú trọng đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật tới người dân. Nếu để xảy ra cháy rừng, phải điều tra đến cùng tìm ra nguyên nhân và xử lý nghiêm các vi phạm nếu có.

Đối với các đơn vị tiểu khu rừng, Chi cục Kiểm lâm tỉnh yêu cầu đơn vị đó cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, lồng ghép vào các cuộc họp thôn, bản và ký cam kết thực hiện tốt công tác này, bảo đảm không để xảy ra cháy rừng đối với các hộ gia đình, cá nhân đăng ký khai thác rừng trồng trong mùa khô.

Ông Hồ Thiện Đang, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bình Thuận cho biết, nhờ chủ động triển khai các giảm pháp trên nên những năm gần đây số vụ cháy rừng trên địa bàn ngày càng giảm. Cụ thể, trong mùa khô năm 2020 - 2021, trên địa bàn toàn tỉnh xảy ra 26 trường hợp cháy thực bì (lá, cỏ khô...) dưới tán rừng với tổng diện tích 35 ha, giảm 15 trường hợp cũng như giảm hơn 32 ha so với cùng kỳ năm 2020. Tất cả các trường hợp cháy trên đều được phát hiện sớm và huy động lực lượng chữa cháy kịp thời nên không gây thiệt hại tài nguyên rừng.

Thực hiện phương châm “phòng là chính, chữa cháy phải khẩn trương, kịp thời và triệt để”, lực lượng kiểm lâm tỉnh luôn sẵn sàng, chủ động ứng phó với các tình huống gây tổn hại rừng đặc biệt chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn trong mùa khô tới.

 

 

Ngọc Linh

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline