Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 23:05

Tin nóng

Thêm 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 15/05/2025

Bình Dương kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải gây ô nhiễm không khí

Thứ năm, 15/05/2025 15:05

TMO - Tỉnh Bình Dương sẽ tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh thông qua kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh khí thải; giám sát, cảnh báo, dự báo chất lượng không khí... 

Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá diễn ra với tốc độ cao trong những năm qua. Các hoạt động này làm phát sinh các nguồn thải điếm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nguồn thải di động từ hoạt động của các phương tiện giao thông và nguồn thải diện từ hoạt động nấu ăn của các hộ dân, quán ăn, nhà hàng; hoạt động đốt rác và phụ phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn; hoạt động khai thác khoáng sản.

Thời gian qua, tỉnh luôn quan tâm và giải quyết hài hòa giữa việc phát triên kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường và hướng tới nền kinh tế xanh, trung hoà các-bon như: Thu hút các dự án đầu tư có công nghệ tiên tiến, tiết kiệm nguyên liệu và năng lượng; hạn chế đầu tư tối đa các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cao, các dự án không đảm bảo khoảng cách an toàn vê môi trường; thu hút các dự án đâu tư vào các khu, cụm công nghiệp có hạ tâng môi trường hoàn chỉnh, không thu hút hoặc cho phép mở rộng các dự án nằm đan xen trong khu dân cư. Đồng thời, tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh giá tác động môi trường, chú trọng chất lượng trong công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật vê bảo vệ môi trường với các cơ sở sản xuât có lưu lượng phát sinh khí thải lớn và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; giám sát hoạt động xả khí thải thông qua hệ thống quan trắc khí thải tự động và báo cáo quan trắc định kỳ (hiện nay có 38 cơ sở có hệ thống quan trắc khí thải tự động); khuyến khích các cơ sở sản xuất sử dụng nhiên liệu tái tạo và nhiên liệu sinh khối thay thế nhiên liệu hoá thạch nhằm giảm ô nhiễm không khí và giảm phát thải khí nhà kính

Địa phương này đặt mục tiêu đến năm 2030 chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh đạt quy chuẩn QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí; Kiểm soát tốt và giảm 30% lượng phát thải chất ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông cơ giới đường bộ; từng bước chuyển đổi sử dụng nhiên liệu sinh học, điện, khí CNC cho các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, tăng cường hệ thống giao thông công cộng.

Kiểm soát chặt chẽ các nguồn khí thải công nghiệp thuộc các loại hình sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, dệt nhuộm, sản xuất kim loại và gia công cơ khí, giày da, xử lý và tái chế chất thải; đảm bảo 100% cơ sở thuộc đối tượng phải lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục theo quy phải đầu tư lắp đặt thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường để theo dõi, giám sát; 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đảm bảo khí thải phát sinh được xử lý theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi xả ra môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.

Kiểm soát hiệu quả các nguồn khí thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt, xây dựng, nông nghiệp; hạn chế tối đa và tiến tới chấm dứt đốt rác thải và phế phẩm nông nghiệp tại khu vực nông thôn; 100% các trang trại chăn nuôi quy mô lớn có công trình xử lý chất thải đảm bảo quy định; 100% công trình xây dựng thực hiện nghiêm các biện pháp bảo vệ môi trường trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.

Ngành chức năng tỉnh tăng cường kiểm soát khí thải tại các khu, cụm công nghiệp (Ảnh minh họa). 

Tỉnh Bình Dương ưu tiên nguồn lực, tập trung vào một số khu vực và nguồn thải chính: Các khu vực đô thị, đông dân cư như thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các khu vực có mật độ giao thông cao như đường Mỹ Phước - Tân Vạn, Đại lộ Bình Dương, đường vành đai 4, đường ĐT 743: Ưu tiên các giải pháp giảm thiểu nguồn ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và giao thông cơ giới đường bộ, hoạt động xây dựng. 

Các khu vực tập trung công nghiệp như các khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất tập trung, các cơ sở có nguy cơ ô nhiễm nằm ngoài khu, cụm công nghiệp: Tăng cường các giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất nhất là cơ sở có có nguy cơ gây ô nhiễm không khí và có lưu lượng xả thải lớn. Các khu vực chăn nuôi tập trung tại các huyện Dầu Tiếng, Bàu Bàng, Phú Giáo, Bắc Tân Uyên: Tăng cường hướng dẫn, kiểm soát việc tập trung quản lý, xử lý chất thải trong chăn nuôi.

Các khu vực khai thác khoáng sản ở các huyện Bắc Tân Uyên, Phú Giáo: Tăng cường kiếm soát bụi trong quá trình khai thác, vận chuyển. Khu xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương và các khu quy hoạch chất thải rắn của tỉnh (Khu xử lý chất thải Tân Long và Khu xử lý chất thải Bắc Tân Uyên): Tăng cường kiểm soát khí thải từ hoạt động đốt, chôn lấp chất thải. 

Thời gian tới, Đồng Nai tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm quản lý các nguồn phát thải gây ô nhiễm. Trong đó, kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục; đảm bảo 100% các cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục phải lắp đặt và truyền dữ liệu về Sở Nông nghiệp và Môi trường theo đúng quy định. 

Thực hiện tốt công tác hậu kiểm sau khi đánh giá tác động môi trường, cấp giấy phép môi trường và kiên quyết không cho những cơ sở mới chưa đầu tư hệ thống xử lý khí thải theo quy định đi vào hoạt động; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phát sinh khí thải; áp dụng cơ chế thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm, xử lý nghiêm các cơ sở không lắp đặt hệ thống xử lý khí thải theo quy định hoặc xả khí thải vượt quy chuấn cho phép thải ra môi trường.

Phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, hình thành thói quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng của người dân; từng bước nâng cao thị phần vận tải hành khách công cộng, chuyển đổi sử dụng phương tiện giao thông cá nhân sang phương tiện giao thông công cộng. 

Chuyến đổi các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sử dụng nhiên liệu hoá thạch sang sử dụng điện và xăng sinh học E5; thúc đẩy chuyển đổi phương thức vận tải hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt, đường thủy; tăng cường kết nối các phương thức vận tải kết hợp dịch vụ logistics chất lượng cao, giảm hệ số chạy rỗng của phương tiện, giảm ùn tắc hàng hóa trong hoạt động vận tải và chuồi cung ứng dịch vụ logistics; tổ chức quản lý, điều hành, khai thác hiệu quả phương tiện, trang thiết bị hạ tầng giao thông vận tải. 

Kiểm soát chặt chẽ công tác đăng ký, đăng kiểm xe ô tô, xe gắn máy; kiểm soát khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đang lưu hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải phương tiện giao thông; loại bỏ xe cơ giới hết niên hạn sử dụng tham gia giao thông trên địa bàn tỉnh; kiểm soát, ngăn chặn các vi phạm về kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.

Tăng cường kiểm tra giám sát, kiểm soát, ngăn chặn ô nhiễm bụi, khí thải từ quá trình thi công các công trình xây dựng trong đô thị, các công trình xây dựng hạ tầng giao thông, hoạt động khai thác tại khác khai trường của các cơ sở khai thác khoáng sản. Tăng cường hướng dẫn việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm nông lâm nghiệp sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích, hạn chế tình trạng đốt phụ phẩm nông nghiệp, thực bì sau mỗi vụ thu hoạch, hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường. 

Tỉnh Bình Dương đầu tư lắp đặt mới 17 trạm quan trắc không khí tự động, liên tục theo đúng Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, gắn với Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia nhắm đáp ứng các yêu cầu về quan trắc, quản lý, kiểm soát chất lượng môi trường không khí. Kiểm tra, giám sát và đảm bảo 100% các nguồn thải thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động lắp đặt và kết nối về Sở Nông nghiệp và Môi trường theo đúng quy định.../.

 

Lê Hoàng

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline