Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 18/01/2025 17:01
Chủ nhật, 26/12/2021 11:12
TMO - Những năm qua, san hô tại các vùng biển ở Bình Định đã được bảo vệ nghiêm ngặt, dần phục hồi, hứa hẹn nguồn lợi thủy sản ven bờ sẽ được tái tạo tốt.
San hô giữ vai trò quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái. Bên cạnh đó, chúng được ví như “mái nhà của biển”, bởi đây là các loài thủy sản ven bở thường chọn những rạn san hộ làm nơi quần tụ để sinh sản. Ngoài ra, hệ sinh thái san hô được coi là tấm chắn ven biển ngăn chống lại tình trạng xâm thực bờ.
Theo ông Trần Văn Vinh, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Bình Định cho biết: trên địa bàn tỉnh đang xảy ra nạn khai thác san hô trái phép để phục vụ cho thú chơi sinh vật cảnh của nhiều người. Đồng thời, san hô bị tiêu tốn nhiều nhất cho việc làm hòn non bộ trang trí tại các sân vườn hay quán cà phê. Bên cạnh đó, tại khu vực biển thuộc tỉnh Bình Định có 1 số loài thích “gặm nhấm” gây hại trực tiếp đến san hô. Ngoài ra, lớp đất, cát phủ lên bề mặt cũng khiến san hô bị chết.
Ảnh minh họa
Để giải quyết những vấn đề trên, tỉnh Bình Định đã thành lập được 11 mô hình đồng quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản (viết tắt là mô hình đồng quản lý) của 20 xã, phường ven đầm, ven biển với khoảng 500 thành viên tham gia, trong đó có 3 mô hình lớn là mô hình đồng quản lý đầm Trà Ổ, khu vực bắc đầm Thị Nại và khu vực biển vịnh Quy Nhơn.
Từ khi triển khai mô hình đồng quản lý, chính quyền các địa phương ven biển đã làm tốt vai trò xây dựng văn bản pháp luật, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các quy định của Nhà nước; quy ước, quy chế cộng đồng trong quản lý nguồn lợi thủy sản. Tích cực triển khai tuần tra phòng chống khai thác thủy sản bằng nghề cấm; phát hiện, xử lý kịp thời những hoạt động thủy sản trái phép như lấn chiếm mặt nước khoanh nuôi thủy sản trái phép, bơm hút thủy sản...
Bên cạnh đó, việc góp sức của cộng đồng ngư dân đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác bảo vệ hệ sinh thái san hô tại tỉnh Bình Định. Tiêu biểu là hoạt động của Tổ cộng đồng chuyên bảo vệ mái nhà biển ở xã Nhơn Hải bao gồm 6 thợ lặn và 13 thành viên. Đều đặn mỗi tháng 2 lần, các thợ lặn mang bình hơi lặn xuống biển để bắt sao biển gai và vệ sinh nền đáy nhằm tạo điều kiện cho san hô phát triển. Đồng thời, tổ cộng đồng này cũng chú trọng đến công tác tuyên truyền, tập trùng vào chủ những chiếc ca nô đưa khách du lịch.
Hiện các khu vực khoanh vùng bảo vệ rạn san hô đang dần được phục hồi. Độ phủ của san hô sống tại Bãi Dứa có chất lượng tốt nhất, đạt 75,6%, trong đó có 13% san hô mềm. Tiếp đến là ở Hòn Khô nhỏ có độ phủ 44,3%; ở Hòn Nhàn - Ghềnh Ráng đạt 31,8% và ở Bãi Trước - Nhơn Châu có độ phủ đạt 23,1%.
Hoài Dương
Bình luận