Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Bình Định hướng tới mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công

Thứ sáu, 22/12/2023 08:12

TMO - Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đặt mục tiêu sẽ xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trong năm nay.  

Tỉnh Bình Định từng là địa phương có rất nhiều cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công. Nhiều lò gạch thủ công xen lẫn trong khu dân cư và các cụm công nghiệp. Theo chủ trương chung của tỉnh, năm 2016 là thời điểm xóa bỏ toàn bộ lò gạch thủ công. Sở Xây dựng tỉnh Bình Định cho biết, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã cơ bản hoàn thành công tác tháo dỡ các lò gạch nung thủ công đúng theo lộ trình. Tổng số lò gạch đã được tháo dỡ toàn tỉnh là 1.166/1.214 lò. Trong đó, phần lớn các lò gạch tập trung trên địa bàn huyện Tây Sơn. 

Lãnh đạo UBND huyện Tây Sơn, 2 năm qua, huyện kiên trì tuyên truyền, vận động người dân tự chấm dứt hoạt động lò gạch, ngói thủ công. Huyện lập 3 tổ công tác, trong đó 2 tổ kiểm kê, soát xét ngăn chặn việc đưa đất sét nguyên liệu vào lò sản xuất; 1 tổ tuần tra phát hiện, xử lý nguồn nguyên liệu đầu vào; lắp đặt camera để giám sát việc cung cấp nguyên vật liệu cho các lò hoạt động.

UBND huyện Tây Sơn đang tiếp tục xử lý đối với các cơ sở gạch, ngói thủ công. Ảnh: BBĐ. 

UBND huyện đã thông báo yêu cầu các chủ lò còn lại tại Tây Xuân và Bình Nghi khẩn trương giải quyết toàn bộ số lượng đất, gạch, ngói chưa nung hiện có và chấm dứt sản xuất trước 20/12 tới. Sau đó, huyện ra quân đồng loạt xử lý chấm dứt vào cuối năm nay. Đây là ngành nghề truyền thống của người dân địa phương, mặc dù nhiều lò hiện không còn sản xuất nữa nhưng người dân rất "nấn ná", bởi đó là gia tài của gia đình. Ngoài ra, đối với các lò gạch trong các cụm công nghiệp, trước đây, có hộ nhận tiền đền bù, có hộ chưa, hiện giờ người dân mong muốn nếu có doanh nghiệp vào thì được bồi thường thêm rồi mới tháo dỡ.

Đến nay, UBND huyện Tây Sơn đã hoàn thành xóa bỏ, chấm dứt hoạt động thêm 54 lò gạch thủ công, nâng tổng số lò gạch thủ công trên địa bàn huyện được xóa bỏ là 910/958, đạt tỷ lệ 95%, còn lại 48 lò chưa thực hiện chấm dứt hoạt động theo quy định; trong đó, có 37 lò thuộc địa bàn xã Bình Nghi và 11 lò thuộc địa bàn xã Tây Xuân. Theo báo cáo, hiện trên địa bàn huyện Tây Sơn, các lò gạch thủ công không còn nguyên liệu đất sét để tiếp tục sản xuất, tuy nhiên, tại một số cơ sở vẫn còn mê đất sét và gạch, ngói chưa nung. Theo kế hoạch, UBND huyện Tây Sơn đang tiếp tục xử lý đối với các cơ sở gạch, ngói thủ công. Mục tiêu đặt ra là chấm dứt hoạt động toàn bộ các cơ sở sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn tỉnh trước ngày 31-12. 

Theo UBND huyện Tây Sơn, để chấp hành nghiêm chủ trương chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công trên địa bàn trong năm 2023 theo Nghị quyết của HĐND tỉnh và chỉ đạo của UBND tỉnh, huyện đã có thông báo yêu cầu các cơ sở trên địa bàn xã Bình Nghi và xã Tây Xuân khẩn trương giải quyết toàn bộ số lượng mê đất, gạch ngói chưa nung hiện có và chấm dứt hoạt động sản xuất gạch, ngói đất sét nung bằng lò thủ công, thời gian hoàn thành chậm nhất đến hết ngày 20.12.2023.

Các cơ sở không được mua thêm nguyên liệu đất sét (kể cả mê đất và gạch, ngói chưa nung) để tiếp tục hoạt động sản xuất gạch, ngói nung bằng lò thủ công kể từ thời điểm này. Trường hợp phát hiện tại cơ sở vẫn còn nguồn nguyên liệu đất sét, mê đất và gạch ngói chưa nung để tiếp tục hoạt động sản xuất, huyện sẽ tiến hành xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Sở Xây dựng tỉnh Bình Định đặt mục tiêu sẽ xóa bỏ hoàn toàn lò gạch thủ công trong năm nay.  

Sở Xây dựng tỉnh cho biết, vấn đề đặt ra không phải chỉ chấm dứt hoạt động các lò gạch thủ công mà quan trọng hơn, huyện Tây Sơn phải có giải pháp căn cơ ngăn chặn triệt để từ nguồn nguyên liệu, đồng thời tạo việc làm, ổn định đời sống người dân sau khi lò gạch, ngói thủ công chấm dứt hoạt động.  Đến nay, tại 2 CCN Tây Xuân và Hóc Bợm đã thu hút được 15 dự án đăng ký đầu tư, với 100% diện tích đất tại CCN Tây Xuân lấp đầy, CCN Hóc Bợm lấp đầy khoảng 85%.

Trong đó, huyện Tây Sơn đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án trong các CCN có lò gạch, ngói nung thủ công, sớm bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư triển khai dự án, vừa góp phần xóa bỏ lò gạch, ngói nung thủ công vừa giải quyết việc làm cho lao động nông thôn (trong đó có số lao động tại các cơ sở lò gạch, ngói nung thủ công); làm việc với các nhà đầu tư xem xét hỗ trợ thêm cho cơ sở lò gạch chấm dứt sản xuất, tháo dỡ lò. 

Ngày 22/8/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1469/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và ban hành lộ trình chấm dứt hoạt động các loại lò gạch sử dụng công nghệ lạc hậu, lò vôi thủ công và các giải pháp thay thế như sau:

Các tỉnh đồng bằng, thành phố trực thuộc Trung ương; khu vực thị xã, thị tứ, khu vực gần khu dân cư, gần khu vực canh tác trồng lúa và hoa màu của các tỉnh còn lại chậm nhất phải chấm dứt hoạt động vào trước năm 2016 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào trước năm 2018 với lò đứng liên tục, lò vòng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tùy theo điều kiện cụ thể, khuyến khích các địa phương chấm dứt hoạt động đối với các lò vòng không sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Các cơ sở sản xuất nằm ở khu vực các xã thuộc huyện miền núi của các tỉnh xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động chậm nhất hết năm 2017 với lò thủ công, thủ công cải tiến và chậm nhất vào năm 2020 với lò đứng liên tục.

 

 

Bích Hà

 

 

  

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline