Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Bình Định: Giảm giá dịch vụ, kích cầu du lịch mùa thấp điểm

Thứ tư, 23/08/2023 07:08

TMO - Ngành du lịch tỉnh Bình Định đưa ra 7 tour mới; một số cơ sở lưu trú, đơn vị vận tải giảm giá dịch vụ để kích cầu mùa du lịch thấp điểm.

Theo đánh giá của UBND tỉnh, Bình Định là địa phương có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển du lịch, có biển, có rừng, đồng bằng, đặc biệt là lịch sử văn hóa, cách mạng mà rất ít địa phương nào ở Việt Nam có được. Tuy nhiên, thực tế hiện nay khách đến Bình Định 1-2 lần rồi sẽ không bao giờ quay lại, bởi sản phẩm du lịch không hấp dẫn, phong phú. Khách du lịch đến địa phương đều tham quan Kỳ Co, Eo Gió, đến Bảo tàng Quang Trung, về Quy Nhơn ăn hải sản rồi không biết đi đâu, làm gì cho hết thời gian...

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Quốc Dũng cho rằng du lịch Bình Định vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, đồng thời nêu ra hàng loạt hạn chế cần khắc phục như: Việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về phát triển du lịch bền vững còn hạn chế; ý thức văn minh trong kinh doanh du lịch, vệ sinh môi trường ở một số nơi chưa được duy trì thường xuyên. Công tác quảng bá, xúc tiến của du lịch Bình Định đến thị trường quốc tế còn hạn chế; lượng khách quốc tế đến tỉnh đạt thấp so với chỉ tiêu đề ra. Tính chuyên nghiệp khi xây dựng sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá chưa cao.

Sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, nhất là thiếu các khu vui chơi, giải trí quy mô lớn, các loại hình dịch vụ - du lịch về đêm. Việc phát huy giá trị các di tích tháp Chăm trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển du lịch còn những hạn chế. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch còn thấp so với chỉ tiêu đề ra, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu, nhất là hướng dẫn viên có trình độ ngoại ngữ (Trung, Hàn, Nhật, Nga…).

Ngành du lịch tỉnh Bình Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.  

Ngành Du lịch địa phương này cũng cho rằng, sản phẩm du lịch chưa phong phú, chất lượng chưa có. Thách thức của du lịch Bình Định nằm ở khâu phát triển sản phẩm, biến các giá trị tiềm năng du lịch thành những trải nghiệm, dịch vụ cao cấp cho khách đến. Để du lịch phát triển bền vững cần thay đổi nhận thức từ mỗi người dân, mỗi cấp, ngành, địa phương. Đồng thời, yêu cầu từng địa phương phải đóng góp bằng một việc làm cụ thể.

Từ đầu 2023, ngành du lịch tỉnh Bình Định đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để tiếp tục xây dựng Bình Định thành điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện và hấp dẫn. Bình Định đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về phát triển du lịch trong cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư; đồng thời tổ chức nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch, thương mại nhằm thúc đẩy du lịch nhanh chóng phục hồi, tăng trưởng. Ngành du lịch địa phương đang từng bước xây dựng, phát triển Quy Nhơn - Bình Định thành “điểm đến an toàn, thân thiện, văn minh, hấp dẫn” và là nơi ưa chuộng để tổ chức loại hình du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, tổng kết, khen thưởng…) tại Việt Nam.

Để kích cầu mùa du lịch thấp điểm, ngành du lịch tỉnh Bình Định đưa ra 7 tour mới, nhiều cơ sở lưu trú, đơn vị vận tải giảm giá dịch vụ gồm 6 tour truyền thống về lịch sử - nhân văn – tâm linh – biển đảo: Champa Bình Định, Hành trình chữ Quốc ngữ, Hành trình di sản, Hành trình văn hóa tâm linh, Tây Sơn Tam kiệt, Thiên đường biển đảo và tour mới, được kỳ vọng là độc đáo, chuyên biệt, hữu ích là Khám phá khoa học ở trung tâm sáng tạo Quy Hòa.

Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú sẽ giảm giá phòng ít nhất 50% (đối với khách sạn), 30% (đối với resort) so với giá phòng niêm yết, giảm giá ít nhất 10% dịch vụ ăn uống và ít nhất 20% giá cho thuê hội trường so với giá niêm yết. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa và quốc tế giảm giá ít nhất 30% lợi nhuận sau khi đã giảm giá dịch vụ có trong chương trình tour. Doanh nghiệp vận tải khách du lịch giảm giá ít nhất 20% so với giá niêm yết.

Cơ sở ăn uống giảm giá ít nhất từ 5-10% so với giá niêm yết. Khu, điểm du lịch giảm giá ít nhất 10% dịch vụ ăn uống; giảm giá ít nhất 16-50% vé vào cổng; ít nhất 30-50% dịch vụ lưu trú trong khu, điểm du lịch và ít nhất 30% các dịch vụ khác so với giá niêm yết. Thời gian áp dụng từ ngày 8/9/2023 đến ngày 31/1/2024.

Sở Du lịch tỉnh Bình Định, cho biết năm nay, chương trình kích cầu du lịch mùa thấp điểm được triển khai sớm hơn. Điểm mới là sẽ áp dụng giá ưu đãi cho đoàn khách, nhóm khách từ 20 người trở lên, khác với yêu cầu từ 50 người trở lên như năm 2022. Thời gian tới, Sở nghiên cứu, tính toán, bổ sung thêm nhiều sản phẩm du lịch mới để thu hút, tăng lượng khách đến tham quan, lưu trú, nghỉ dưỡng tại địa phương, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng của ngành Du lịch đề ra trong năm 2023 là 5 triệu lượt khách.

Ngành du lịch tỉnh Bình Định phát triển các tour mới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch giảm giá dịch vụ. Ảnh: TĐ. 

Trước đó, Sở Du lịch tỉnh Bình Định đã tổ chức thành công chương trình Famtrip – Hội nghị liên kết, hợp tác và kích cầu phát triển du lịch năm 2023 trong 2 ngày 18/7 - 19/7/2023; với sự tham gia 300 đại biểu là các Sở Du lịch, Hiệp hội du lịch, doanh nghiệp kinh doanh du lịch các tỉnh, thành phố như Kiên Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Khánh Hòa, TP Đà Nẵng, TP. Hồ Chính Minh và các doanh nghiệp Hàn Quốc.

Ngoài ra, tỉnh Bình Định cũng tổ chức nhiều sự kiện thu hút khách du lịch như sự kiên Gặp gỡ Nhật Bản – Bình Định, Chung kết Hoa hậu Thế giới Việt Năm năm 2023, Ngày Quốc tế Yoga lần thứ IX tỉnh Bình Định.Qua đó, tỉnh Bình Định có công suất phòng trung bình tháng 7 đạt khoảng 65% - 70% (trong đó khách sạn 5 sao 60%; khách sạn 4 sao 80%; khách sạn 3 sao 75%; khách sạn 2 sao 60%;  khách sạn 1 sao và đạt chuẩn phục vụ khách du lịch 65%).

Trong tháng 7, tỉnh Bình Định đón được 618.500 lượt khách đến du lịch, tăng 17,7% so với cùng kỳ. Lũy kế 7 tháng năm 2023, ngành du lịch ước đón trên 3,37 triệu lượt, tăng 20,1% so với cùng kỳ (trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 41.200 lượt, khách nội địa ước đạt 3,33 triệu lượt). Tổng doanh thu du lịch đến tháng 7/2023 của tỉnh Bình Định ước đạt 10.727 tỷ đồng, tăng 25,2% so với cùng kỳ.

Năm 2023, Bình Định đặt mục tiêu thu hút 5 triệu lượt khách. Chỉ số này, đến cuối tháng 6 đạt khoảng 2,7 triệu lượt. Năm 2022, chương trình kích cầu du lịch mùa thấp điểm tại Bình Định thu hút 122 đoàn – 21.357 lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ 2021. 

Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Bình Định cần tiếp tục nâng cao nhận thức, tư duy về phát triển du lịch. Tiếp tục đẩy mạnh thu hút khách du lịch nội địa tại các thị trường lớn của tỉnh, đồng thời mở rộng thị trường khách du lịch tiềm năng. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, trong đó, phát triển du lịch biển, đảo thành sản phẩm du lịch chủ lực của tỉnh, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, lịch sử, cách mạng, phát triển các sản phẩm du lịch mới, có tiềm năng, phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng và làng nghề.

Thực hiện chiến lược quảng bá, xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch Bình Định. Xây dựng nguồn nhân lực phục vụ du lịch chuyên nghiệp chất lượng cao. Phát triển du lịch thông minh và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động du lịch. Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch, trong đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường quản lý các dự án đầu tư phát triển du lịch, kịp thời giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện. Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch.

 

 

Hoàng Quân 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline