Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 19/04/2025 08:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ bảy, 19/04/2025

Biến đổi khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất lúa gạo

Thứ hai, 14/02/2022 17:02

TMO - Những quốc gia có sản lượng lúa gạo trong nhóm lớn nhất thế giới như  Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Indonesia, Việt Nam bày tỏ lo ngại về những thiệt hại mà biến đổi khí hậu sẽ gây ra đối với sản xuất lúa gạo.

Để thúc đẩy sản xuất, các chuyên gia nông nghiệp tại những quốc gia trên đã chuyển tưới tiết kiệm nước và ngân hàng gen lúa lưu trữ hàng trăm nghìn giống lúa để sẵn sàng lai tạo ra các giống mới, thích ứng với khí hậu. Trước thực trạng biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến bất thường, các nhà nghiên cứu nâng cao cảnh báo về các mối đe dọa liên quan, như ô nhiễm asen và các bệnh do vi khuẩn gây hại trên cây lúa.

Biến đổi khí hậu gây khó khăn lớn cho hoạt động sản xuất lúa gạo

Hầu hết các giống lúa đều sinh trưởng ổn định ở mực nước dao động khoảng 10 cm. Duy trì mực nước này liên tục sẽ giúp ngăn chặn cỏ dại và các loại sâu bệnh gây hại. Tuy nhiên nếu mực nước đột ngột dâng lên quá cao từ các mưa lũ bất thường, cây lúa có thể bị ngập úng và không thể phát triển.  Giải pháp để đảm bảo cân bằng nguồn nước ổn định được coi là vấn đề quan trọng, đặc biệt là ở châu Á, nơi sản xuất hơn 90% lượng gạo cho toàn thế giới.

Hạn mặn xâm nhập ngày càng sâu, gây thiệt hại lớn đối với diện tích trồng lúa tại Đồng bằng sông Cửu Long, tại Việt Nam

Đồng bằng sông Cửu Long ở Việt Nam có tài nguyên đất bằng phẳng, màu mỡ, thích hợp cho việc trồng lúa. Tuy nhiên, tác động của biến đổi khí hậu nhất là vấn đề hạn mặn đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến nhiều diện tích lúa tại khu vực này. Trong đợt hạn hán năm 2015 và 2016, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ở châu thổ này tới 90 km, phá hủy 405.000 ha lúa. Năm 2019 và 2020, hạn hán và xâm nhập mặn trở lại, tiếp tục làm thiệt hại 58.000 ha lúa.

Cùng với hạn mặn, biến đối khí hậu đã kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, diễn ra bất thường. Hàng năm từ khoảng tháng 4 đến tháng 10, gió mùa thường xuất hiện trên các vùng biển Nam và Đông Nam Á. Ước tính có khoảng 80% lượng mưa của Nam Á được đổ vào mùa này và có thể gây ra lũ lụt tàn phá mùa màng. Bangladesh là một trong những nước sản xuất gạo dễ bị lũ lụt nhất trong khu vực, vì quốc gia nằm ở các cửa sông Hằng, sông Brahmaputra và sông Meghna. Vào tháng 6 năm 2020, mưa lũ đã làm ngập khoảng 37% lãnh thổ nước này, làm hư hại khoảng 83.000 ha lúa.

Mưa lớn bất thường khiến nhiều diện tích lúa ngập sâu

Bên cạnh đó, một trong những mối đe dọa lớn từ biến đổi khí hậu đối với hoạt động sản xuất lúa gạo toàn cầu là bệnh bạc lá do vi khuẩn gây ra. Dịch bệnh này đã khá phổ biến ở Đông Nam Á và đang gia tăng ở châu Phi, được báo cáo là làm giảm năng suất lúa lên tới 70% đối với lúa một vụ.

Ngoài ra, nhiệt độ tăng có thể mang đến “vấn đề kép” về asen (thạch tím). Các nhà nghiên cứu chỉ rằng, trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, asen sẽ xâm nhập vào cây lúa nhiều hơn. Hàm lượng asen cao làm tăng nguy cơ sức khỏe cho con người khi tiêu thụ gạo, đồng thời làm suy giảm sự phát triển của thực vật.

Biến đổi khí hậu với những hiện tượng thời tiết cực đoan đã tác động trực tiếp lên nhiều diện tích sản xuất lúa gạo trên thế giới. Để giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự hợp tác giữa nông dân địa phương, các quan chức chính phủ và cộng đồng các nhà nghiên cứu quốc tế để tìm ra giải pháp thông minh trong sản xuất nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu trong tình hình mới.

 

 

Nguyễn Hoàng

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline