Hotline: 0941068156
Chủ nhật, 24/11/2024 10:11
Thứ hai, 04/04/2022 14:04
TMO – Khoảng chục năm gần đây, sự phát triển mạnh về kinh tế đã và đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ suy giảm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, hoạt động từ chăn nuôi và công nghiệp cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn nước.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên nước, trong đó đặc biệt chú trọng đến nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt cho người dân.
Cùng với quá trình phát triển mạnh mẽ của kinh tế-xã hội, sự gia tăng ngày càng lớn các hoạt động sử dụng nước cùng với tác động nặng nề của biến đổi khí hậu… đã và đang đặt ra nhiều thách thức trong quản lý, bảo vệ bền vững nguồn tài nguyên nước quốc gia. Nguồn nước dưới đất ở nhiều địa phương trong cả nước đang có dấu hiệu suy giảm, trong đó tỷ lệ sử dụng nước ngầm cho công nghiệp tương đối lớn.
Nguồn nước ngầm có nguy cơ cạn kiệt.
Giới chuyên gia cho rằng, nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng do ảnh hưởng của thời tiết, nhà máy, chăn nuôi trên địa bàn nên nguồn nước giếng truyền thống ảnh hưởng bởi các tạp chất từ kim loại, nước thải sinh hoạt chăn nuôi, hệ thống nước thải từ các nhà máy trên địa bàn. Nước không phải vô tận, kể cả nước ngầm cũng đang đối mặt với nhiều thách thức: nước thải, rác thải ô nhiễm thẩm thấu xuống mạch nước, việc khai thác quá mức dẫn đến suy kiệt, nhiều nơi còn xảy ra hiện tượng sụt lún.
Cùng với đó, hạn hán còn gây sạt lở, sụt lún tại 1.300 điểm với chiều dài hơn 42km đường giao thông trên địa bàn tỉnh; 43.583ha rừng bị khô hạn với nguy cơ cháy rừng cấp 5, cấp báo động cao nhất.
Phần lớn người dân tại địa phương này đã tự khoan giếng do nhu cầu khó khăn về nước sạch. Tuy nhiên, nhiều vùng không sử dụng được vì nước bị nhiễm bẩn, phèn mặn... Ngoài ra, việc khai thác nước ngầm có nguy cơ gây sụt lún đất, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, ước khoảng 57% các doanh nghiệp sử dụng nước ngầm, tổng công suất khai thác của cả khu vực doanh nghiệp và dân cư đạt khoảng 600 ngàn m3/ngày. Còn tại thủ đô Hà Nội, ước tính nguồn nước ngầm chiếm khoảng 70% nhu cầu của thành phố bao gồm cho cả hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của người dân, khoảng 1,3 triệu m3/ngày. Có thể thấy bên cạnh việc thiếu nước cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, người dân cũng sẽ phải đối mặt với việc thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sinh kế, nếu chúng ta không sử dụng nước hiệu quả ngay từ bây giờ.
Để đảm bảo nguồn nước cho vùng thiếu nước, xâm nhập mặn, các chuyên gia cho rằng, trước hết các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm cần hạn chế khai thác lưu lượng nước dưới đất quá lớn tại các khu vực có nguy cơ bị xâm nhập mặn (ít nhất giảm việc khai thác khoảng 1% cho mỗi năm). Các khu vực ven biển nên có quy hoạch khu vực khai thác nước an toàn đối với mỗi lưu lượng khai thác nước nhằm hạn chế dịch chuyển ranh giới mặn nhạt và giảm tốc độ xâm nhập mặn.
Đồng thời, các vùng cần điều tra quy hoạch khai thác theo các chiến lược cụ thể trong từng thời điểm khác nhau, phổ biến quy hoạch khai thác nước dưới đất tới người dân, sao cho hiệu quả công tác quy hoạch được thực hiện tốt nhất. Cùng với đó, các vùng cần thực hiện giải pháp tăng cường quản lý giếng nước ngầm chỉ làm giảm tốc độ sụt lún chứ không ngăn hoàn toàn hiện tượng lún.
Lan Hương
Bình luận