Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/07/2025 18:07

Tin nóng

Đề xuất điều chỉnh thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay

Đề án lúa chất lượng cao phát thải thấp: Tăng năng suất và thu nhập, giảm phân bón hóa học

Tăng trách nhiệm người đứng đầu địa phương về bảo vệ môi trường

3 Chương trình mục tiêu quốc gia giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực nông thôn và thành thị

Một số dịch bệnh truyền nhiễm có nguy cơ gia tăng

Lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân di chuyển trong nội thành Hà Nội

Cần quyết liệt hơn trong chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam thống nhất định hướng NCKH trong giai đoạn mới

Xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hoàn thành sớm hơn 5 năm so với kế hoạch đề ra

Điều chỉnh giá vé tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội và Cát Linh – Hà Đông

Cuối năm 2026 phải hoàn thành giải phóng mặt bằng phục vụ thi công 2 dự án đường sắt

OCOP - Cơ hội để các quốc gia châu Á và châu Phi học hỏi kinh nghiệm

Tập trung xử lý ô nhiễm môi trường không khí, ô nhiễm các dòng sông ở Hà Nội

Bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và dịch bệnh là nền tảng của mọi chính sách phát triển

Đưa Hải Phòng trở thành một cực tăng trưởng năng động, hiện đại, xanh và bền vững

BRICS và các nước phương Nam cần đẩy mạnh hợp tác giữa các nước phát triển và đang phát triển

Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy làm 8 người thiệt mạng ở TP. HCM

Cư xá ở TP. HCM bốc cháy dữ dội trong đêm, nhiều người thiệt mạng

Dự báo xuất khẩu sầu riêng tươi khả năng phục hồi từ tháng 8/2025

Chuyên gia của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tư vấn kỹ thuật cứu Cây Di sản gãy đổ

Thứ ba, 15/07/2025

Bảo vệ, phục hồi các rạn san hô tại Cát Bà

Thứ ba, 03/12/2024 06:12

TMO - Biến đổi khí hậu đã gây ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái, đặc biệt là hệ sinh thái biển. Để bảo tồn hệ sinh thái biển nói chung và hệ sinh thái san hô nói riêng, thời gian qua các địa phương trong đó có đảo Cát Bà (TP.Hải Phòng) đã tăng cường triển khai các hoạt động trong quản lý, bảo tồn san hô.

Hệ sinh thái rạn san hô được ví như “ngôi nhà” của biển. Chỉ chiếm khoảng 1% mặt nước biển nhưng chúng là nơi trú ngụ của 25 - 40% loài sinh vật của biển. Theo thống kê của Viện nghiên cứu Hải sản, đảo Cát Bà (TP. Hải Phòng) có khoảng 84 loài san hô cứng thuộc 33 giống 11 họ, 01 bộ. Các rạn san hô ven đảo Cát Bà thuộc cấu trúc rạn viền bờ không điển hình và chia thành 3 kiểu rạn phụ là rạn kín, rạn nửa kín và rạn hở.

Tổng diện tích rạn ước tính khoảng 85ha, rạn san hô phân bố rải rác và thường nhỏ, hẹp. Các khu vực có rạn san hô tốt là đảo Áng Thảm, Cát Dứa , Mũi Hồng, Ba trái đào (ở phía Đông Nam đảo Cát Bà), cụm đảo Đầu Bê - Hang Trai và Long Châu.

Sở hữu tiềm năng du lịch rất lớn với sự đa dạng sinh học khó nơi nào sánh bằng, năm 2024 quần đảo Cát Bà đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Những lợi thế nổi trội ấy đã khẳng định vị thế cũng như vẻ đẹp tiềm ẩn của quần đảo được mệnh danh là “đảo Ngọc” của khu vực Bắc Bộ. Một trong những trải nghiệm được khách thăm quan cả trong nước và quốc tế yêu thích nhất khi đi đó là lặn biển ngắm san hô.

Tuy nhiên, các rạn san hô tại Cát Bà đang bị suy giảm do chịu tác động bởi các hoạt động phát triển kinh tế, dịch vụ du lịch. Trong 15 năm gần đây, các chương trình nghiên cứu ven biển tại quần đảo Cát Bà cho thấy rạn san hô suy giảm mạnh theo thời gian, một số rạn san hô bị huỷ hoại hoàn toàn. Trước thực tế này, Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp Vườn quốc gia Cát Bà đã triển khai thả phao khoanh vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô.

Lãnh đạo Vườn quốc gia Cát Bà  cho biết, các hệ sinh thái biển tại Cát Bà đang chịu tác động nặng nề do phát triển kinh tế, phát triển các dịch vụ du lịch, đặc biệt là hoạt động nuôi trồng thủy sản tràn lan, không theo quy hoạch đã và đang gây sức ép rất lớn đến môi trường.

Tình trạng khai thác quá mức và bằng các hình thức hủy diệt như mìn, điện đã làm nguồn lợi tự nhiên suy giảm nhanh chóng. Tất cả những yếu tố trên đã dẫn đến tình trạng suy giảm liên tục các rạn san hô tại quần đảo Cát Bà cả về độ phủ, diện tích và số lượng loài trong khoảng 15 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các yếu tố tự nhiên cộng với khả năng tự phục hồi chậm của các rạn sạn hô đã và đang làm giảm diện tích phân bố của các rạn san hô tại quần đảo Cát Bà.

Trước thực tế trên, ngay từ năm 2021 – 2022, Liên minh Doanh nghiệp vì Môi trường Việt Nam (VB4E), IUCN và Vườn quốc gia Cát Bà đã thực hiện chương trình giám sát rạn san hô, nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả rạn san hô. Dựa trên các kết quả giám sát, Vườn quốc gia Cát Bà đã đề xuất một số giải pháp quản lý và bảo tồn hiệu quả rạn san hô khu vực này, bao gồm: Thiết lập hệ thống phao phân vùng bảo vệ, cảnh báo bảo vệ rạn san hô.

Trên cơ sở đó, từ năm 2023 - 2024, IUCN thông qua VB4E tiếp tục hỗ trợ Vườn quốc gia Cát Bà thiết lập hệ thống phao neo phân vùng sinh thái rạn san hô tại một số khu vực có phân bố rạn san hô còn tốt, cần được bảo vệ như khu vực Vạn Tà, Ba Đình, Giỏ Cùng và Cát Dứa.

(Ảnh minh hoạ). 

Trong hai năm, 23 quả phao đã được thả tại khu vực nói trên với tổng diện tích gần 34 ha mặt biển được khoanh vùng quản lý bảo vệ. Việc thả phao đã góp phần xác định rõ các khu vực phân bố của rạn san hô, giúp các phương tiện khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch có thể xác định được ranh giới vùng bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô và tránh đi lại trong khu vực này. Những quả phao này làm bằng composit, Việt Nam chưa sản xuất được, nên phải nhập khẩu. Giá mỗi quả phao là 3,5 triệu đồng, cộng với hệ thống neo, chi phí 10 triệu đồng cho lắp đặt 1 quả phao.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các vụ vi phạm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi môi trường nước mặn và các loài hàu, hà, sinh vật ký sinh trên hệ thống dây và phao, nên hệ thống dây phao có thể bị đứt, nhiều quả phao bị thủng.

Do đó, hệ thống phao neo cần được bảo dưỡng ít nhất 1 năm/1 lần. Lãnh đạo Viện Tài nguyên và Môi trường Biển Việt Nam nhận định, việc đặt phao cảnh báo để hạn chế các hoạt động trên là cần thiết. Tuy nhiên, do diện tích khu vực lớn nhưng hiện số lượng phao còn hạn chế, nên cần phải xác định khu vực có nhiều san hô cũng như chịu nhiều tác động của con người để đặt cảnh báo, bên cạnh đó, sau bão Yagi, dưới đại dương cũng có những thiệt hại nhất định, vì vậy cần có nghiên cứu xác định thiệt hại, đặc biệt là với các rạn san hô.

Được biết Dự án giám sát và bảo tồn rạn san hô tại Cát Bà được triển khai từ năm 2021-2024 đã góp phần ngăn chặn đà suy thoái của hệ sinh thái loài được coi là “lá phổi” của đại dương này. Cụ thể, ngay trong năm 2021 – 2022, dự án thực hiện giám sát rạn san hô nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả.

 

Khánh Hoà

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline