Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 19/04/2024 23:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ sáu, 19/04/2024

Bảo vệ, phát triển hệ sinh thái và nguồn lợi biển

Thứ ba, 02/08/2022 08:08

TMO - Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ về mục tiêu bảo tồn nguồn lợi biển, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đẩy mạnh chính sách giảm khai thác, tăng nuôi biển, đa dạng hệ sinh thái đại dương.

Vùng biển Việt Nam được đánh giá là đa dạng sinh học, giàu nguồn lợi thủy sản, với hàng trăm loài cá và động vật thân mềm, trong đó có những loại thủy sản đặc hữu nổi tiếng và có số lượng lớn. 

Theo Trung tâm Bảo tồn Sinh vật biển và Phát triển cộng đồng, vùng biển Việt Nam có khoảng 20 hệ sinh thái điển hình, phân bố trên 1.000.000 km2 diện tích ở biển Đông. Hệ sinh thái biển với chừng 11.000 loài sinh vật cư trú; 653 loài rong biển; 657 loài động vật phù du; 537 loài thực vật phù du; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển..., ước tính, mỗi năm, khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái biển và ven biển của Việt Nam lên tới khoảng 60-80 triệu USD...

Vùng biển nước ta được đánh giá là đa dạng sinh học và giàu nguồn lợi thủy sản 

Công tác bảo vệ, phát triển hệ sinh thái đặc biệt là nguồn lợi biển luôn được các địa phương ven biển chú trọng triển khai. Qua đó đến nay, cả nước đã thành lập và đưa vào hoạt động 16 khu bảo tồn biển; bổ sung nguồn lợi thủy sản đạt hơn 400 triệu con giống cá có giá trị kinh tế, loài bản địa; tổ chức điều tra, xác định và ban hành danh mục gần 50 khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn để bảo vệ các khu vực tập trung sinh sản, khu vực thủy sản còn non tập trung sinh sống. 

Tuy nhiên, thời gian qua, nhiều rạn san hô đã không được bảo vệ, đặc biệt là san hô ở khu vực đảo Hòn Mun thuộc vịnh Nha Trang (Khánh Hoà) bị chết hàng loạt, mức độ suy thoái lên tới 60-90% gây tổn thất lớn, lâu dài về kinh tế và rất khó hồi phục. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường biển và hải đảo quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, hiện trạng rạn san hô ở vùng biển Việt Nam đã bị suy thoái từ mức rạn phát triển trung bình (bậc 3) xuống mức rạn phát triển nghèo nàn (bậc 1, bậc 2).

Bên cạnh đó, theo đánh giá của cơ quan chức năng tại 28 tỉnh, thành phố ven biển, tình trạng đánh bắt các loài sinh vật biển kiểu “hủy diệt” vẫn đang tồn tại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi biển. 

Để bảo vệ các hệ sinh thái và phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là các loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế cao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các địa phương ven biển đẩy mạnh công tác tuyên truyền Luật Thủy sản năm 2017. Tiếp tục điều tra, đánh giá, quản lý nguồn lợi và môi trường sống của các loài thủy sản theo trữ lượng và khả năng cho phép khai thác, bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, không ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. 

Việc tái tạo nguồn lợi biển được Bộ NN&PTNT chỉ đạo các địa phương tích cực triển khai nhằm phát triển nguồn lợi này. 

Để khôi phục nguồn lợi biển, trong 6 tháng đầu năm 2022, cả nước đã thả được tổng số hơn 36 triệu con và 60.000kg giống thủy sản các loại. Theo kế hoạch, trong năm 2022, cả nước dự kiến tổ chức thả hơn 53 triệu con và 150.000kg giống thủy sản các loại vào thủy vực tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản, trong đó có nhiều loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm, có giá trị kinh tế như cá trà sóc, cá thát lát cườm, cá he vàng, cá lăng, cá bỗng, cá mú chấm đen, tôm sú, cua xanh... 

Hiện nay, mô hình bảo tồn đa dạng sinh học hiện có trên vùng biển Việt Nam chỉ đạt 0,4% diện tích bảo tồn biển. Khu bảo tồn biển cố định có tác dụng bảo vệ các cá thể sống cố định, không di cư nhưng lại không hiệu quả trong việc bảo vệ các loài di cư. Một số loài sinh vật biển sống di cư trong phạm vi hàng nghìn kilômét như cá ngừ, cá kiếm, rùa biển, động vật có vú sống ở biển như cá voi, các loài chim biển... là đối tượng có nguy cơ bị đánh bắt rất cao. 

Vì vậy, trong thời gian tới các ngành chức năng cần  xây dựng bộ tiêu chí và thiết lập hệ thống các khu bảo tồn biển di động trên vùng biển Việt Nam, đặc biệt khu vực biển ngoài khơi gần với các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Việt Nam cũng có thể kết nối hệ thống 16 khu bảo tồn biển cố định, các khu bảo vệ san hô, khu dự trữ nguồn lợi hiện có với các khu bảo tồn biển di động mới để hoàn chỉnh hệ thống bảo tồn đa dạng sinh học biển Việt Nam. Thực hiện hiệu quả công tác này sẽ góp phần đáp ứng chỉ tiêu gia tăng diện tích bảo tồn biển lên 4% vào năm 2025 và 6% vào năm 2030 theo mục tiêu của Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, hệ sinh thái biển được các địa phương chú trọng triển khai 

Bên cạnh đó, nước ta cần tiếp tục mở rộng diện tích, thành lập mới các khu vực bảo tồn biển trên cơ sở quy hoạch không gian biển quốc gia, trong đó chú trọng việc bảo tồn đa dạng sinh học, phục hồi các hệ sinh thái, nhất là các rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, bảo đảm tính toàn vẹn và mối quan hệ tự nhiên giữa các hệ sinh thái đất liền và biển…

Ngoài ra, thời gian tới, các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo tồn biển cần được chú trọng nhằm huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn hỗ trợ quốc tế để thúc đẩy việc thành lập và quản lý các khu vực biển có giá trị quan trọng; tranh thủ sự hỗ trợ của quốc tế trong các lĩnh vực: nâng cao năng lực và nhận thức, hướng dẫn người dân tại các khu bảo tồn biển chuyển đổi sinh kế… 

Theo nhận định của bà Phạm Thu Hằng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Tài nguyên biển, môi trường, hệ sinh thái biển… là những nguồn “vốn biển tự nhiên” quan trọng, là đầu vào cho phát triển kinh tế biển. Vì vậy, không thể đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế mà cần xem xét trong tổng thể hài hòa với lợi ích kinh tế, đảm bảo cân bằng giữa phát triển và bảo tồn biển, đặc biệt là môi trường và các hệ sinh thái biển.

 

 

Vũ Long 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline