Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 26/04/2024 21:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ sáu, 26/04/2024

Bảo tồn hệ sinh thái trọng điểm và các loài nguy cấp

Thứ bảy, 30/07/2022 12:07

TMO - Những năm qua, các hệ sinh thái tại Việt Nam nói chung, khu vực miền Trung – Tây Nguyên nói riêng đang phải đối diện với nhiều thách thức trước áp lực phát triển kinh tế, săn bắt, sử dụng trái phép động vật hoang dã... Thực trạng này đòi hỏi ngành chức năng, các địa phương cần đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm bảo tồn giá trị tài nguyên trên.

Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên" cho thấy, Việt Nam có tính đa dạng sinh học cao, với gần 12.000 loài thực vật có mạch, 330 loài thứ, 918 loài và phân loài chim, 517 loài bò sát, gần 3.000 loài cá.

Chỉ riêng khu vực Tây Nguyên - Nam Trung Bộ có tới 36 khu vực đa dạng sinh học trọng yếu, hơn 3,76 triệu ha rừng tự nhiên, nhiều trung tâm đặc hữu thực vật, chim, bò sát, ếch nhái với nhiều loài đặc hữu. Ước tính sơ bộ hơn 5.000 loài thực vật. Có ít nhất 142 loài thú, 448 loài chim, hơn 120 loài bò sát và 84 loài lưỡng cư.

Các Vườn quốc gia tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên ghi nhận các kiểu hệ sinh thái, đa dạng sinh học cần được bảo tồn 

Tuy nhiên, với các áp lực đe dọa chính như mất rừng và suy thoái sinh cảnh sống, suy giảm quần thể, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, loài ngoại lai, săn bắn, bẫy bắt... trong đó đặc biệt có việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, đã đe dọa đến 58,5% loài thực vật và 86,1% loài động vật. 

Hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đe dọa đến 52% số loài thực vật và 39,3% loài động vật. Phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng đã đe dọa đến 49,3% loài động vật. Số loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu phân bố ở Việt Nam theo sách Đỏ IUCN (năm 2021) là 891 loài động vật và 367 loài thực vật.

Thời gian qua, hưởng ứng thông điệp toàn cầu “Thập niên 2021 - 2030 là Thập niên Liên hợp quốc về phục hồi hệ sinh thái”, Việt Nam cùng với các tổ chức chuyên môn lẫn các doanh nghiệp đã hợp tác với các hành động cụ thể trong nỗ lực bảo tồn các loài nguy cấp, phục hồi rừng, đại dương cũng như cam kết phát thải zero...

Việt Nam đã có nhiều nỗ lực bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên thông qua các chính sách, giải pháp cụ thể như thành lập hàng loạt khu bảo tồn thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển…. cũng như có một loạt các chương trình bảo vệ các loài voi, linh trưởng, rạn san hô.

Các tỉnh tại khu vực miền Trung- Tây Nguyên kết hợp bảo tồn loài voọc chà vá chân xám. Ảnh: FFI 

Các địa phương cũng đang có nhiều mô hình hiệu quả trong bảo tồn động vật hoang dã và các hệ sinh thái quan trọng tại miền trung-Tây Nguyên như: Đề án “Xây dựng Đà Nẵng-Thành phố môi trường” giai đoạn 2021-2030; Mô hình bảo tồn loài Chà vá chân xám tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai); Bảo tồn rùa biển tại Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận); Mô hình bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái san hô Cù Lao Chàm (Quảng Nam); Phục hồi và quản lý hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Bình Sơn (Quảng Ngãi)…

Tuy nhiên, quá trình bảo tồn hệ sinh thái với đa dạng sinh học cao tại các địa phương đang phải đối diện với nhiều thách thức suy giảm hệ sinh thái trước áp lực phát triển kinh tế, việc săn bắt, sử dụng trái phép động vật hoang dã và biến đổi khí hậu...  

Bên cạnh đó, công tác quản lý đa dạng sinh học, quản lý rừng, quản lý đại dương còn quá mỏng so với trách nhiệm. Trong khi đó, các thủ đoạn tàn phá thiên nhiên môi trường để thu lợi quá mạnh. Mặt khác, vai trò của cộng đồng trong quản lý tài nguyên và môi trường vẫn còn nhiều hạn chế...

Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn hệ sinh thái trọng điểm và các loài nguy cấp tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhiều ý kiến cho rằng các địa phương cần thực hiện tuần tra, giám sát động vật hoang dã tại Bán đảo Sơn Trà; Treo bảng poster truyền thông tại các địa điểm công cộng ở tất cả các tỉnh miền trung-Tây Nguyên; tiếp tục xây dựng các vùng bán hoang dã, chăm sóc các loài động vật quý hiếm... nhằm bảo tồn, phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội bền vững. 

 

 

Quang Hải 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline