Hotline: 0941068156

Thứ ba, 15/04/2025 11:04

Tin nóng

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Giờ Trái đất 2025: Tiết kiệm hơn 942 triệu đồng sau 1 giờ tắt đèn

Thứ ba, 15/04/2025

Bảo tồn động vật hoang dã tại Bắc Hướng Hóa

Thứ hai, 03/03/2025 13:03

TMO - Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa (tỉnh Quảng Trị) chủ yếu là rừng nguyên sinh nên có nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm. Thực tế trên đòi hỏi địa phương này đẩy mạnh công tác bảo tồn các loài động vật hoang dã, qua đó duy trì đa dạng sinh học trên địa bàn.

Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa có diện tích khoảng 23.500ha, thuộc địa bàn của 5 xã: Hướng Lập, Hướng Việt, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh (huyện Hướng Hóa). Khu bảo tồn là nơi có hệ sinh thái rừng đặc trưng, phát triển trên núi đá vôi, có cấu trúc hỗn giao tre nứa với cây lá rộng, lá kim, hệ thực vật đa dạng, tạo nên sự đa dạng sinh học, có giá trị bảo tồn loài của Việt Nam và quốc tế...

Từ năm 2021, Ban quản lý Khu Bảo tồn bắt đầu triển khai lắp đặt bẫy ảnh để điều tra về các loài động vật hoang dã. Cán bộ khu bảo tồn đã thay nhau đặt 40 máy bẫy ảnh ở 12 tiểu khu. Ngoài ra, Ban quản lý cũng sử dụng lưới mờ để điều tra một số loài chim. Việc đặt máy bẫy ảnh được tiến hành theo 2 mục đích. Nếu điều tra tổng thể thì sẽ đặt máy bẫy ảnh theo dạng lưới ô vuông, vị trí các máy bẫy ảnh cách nhau khoảng 200-250m. Còn mục đích để xác định loài cụ thể, thì đặt máy bẫy ảnh theo tuyến, có thể là gần khe suối. 

Ban quản lý Khu Bảo tồn bắt đầu triển khai lắp đặt bẫy ảnh để điều tra về các loài động vật hoang dã. Ảnh: HT. 

Kết quả thu được hình ảnh của 18 loài thú và 14 loài chim, đều là động vật nguy cấp, quý, hiếm. Trong đó, 11 loài có tên trong Sách Đỏ thế giới, 18 loài trong sách Đỏ Việt Nam. Đặc biệt, các chuyên gia đã bổ sung hai loài mới ghi nhận ở khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, là khướu má hung và gà so. Cả hai loài chỉ phân bố ở một vài khu vực, khó quan sát trực tiếp. Bên cạnh đó, hai loài thú nguy cấp, quý, hiếm đặc hữu của dãy núi Trường Sơn là chà vá chân nâu và voọc Hà Tĩnh cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng. Kết quả cho thấy số cá thể của hai loài khá ổn định, các mối đe dọa suy giảm, là tín hiệu tích cực cho công tác quản lý, bảo tồn.

Bẫy ảnh đã ba lần ghi nhận mèo rừng, nằm trong tình trạng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB. Bẫy ảnh cũng ghi nhận các loài ưu tiên bảo tồn như: Cầy bay, cu ly nhỏ, vượn siki, thỏ vằn, tê tê java, cầy gấm, sơn dương, gà tiền mặt vàng, hồng hoàng...

Ngoài ra, theo Ban quản lý Khu Bảo tồn: Trong khuôn khổ Dự án “Giải cứu sao la khỏi bờ vực tuyệt chủng”, Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, các đối tác của dự án và đơn vị đã triển khai khảo sát loài sao la tại các khu vực có tiềm năng cao nhất còn tồn tại bằng bẫy ảnh và thu mẫu eDNA môi trường (mẫu vắt và mẫu nước suối) trong thời gian từ tháng 8/2023 đến tháng 6/2024.   

Nhóm khảo sát đã lắp đặt 385 lượt máy bẫy ảnh, mỗi lượt máy có thời gian đặt trong rừng tối thiểu hai tháng. Tuy nhiên, khi chưa ghi nhận được dấu vết sao la thì nhóm khảo sát đã ghi nhận được kết quả bất ngờ hình ảnh về sự hoạt động của loài gấu ngựa trong khu bảo tồn.

Cá thể gấu ngựa được phát hiện ước tính trọng lượng khoảng 150 kg, hoạt động rất khỏe mạnh. Đây là loài thú có thể tự bảo vệ bản thân để sinh tồn trong tự nhiên, khá nhạy bén với thiên nhiên cho nên rất khó để bẫy ảnh. Ngay sau khi phát hiện cá thể gấu ngựa, đơn vị có nhiều giải pháp khẩn cấp để bảo vệ như tăng cường phối hợp tuần tra, tháo gỡ bẫy tại rừng, tuyên truyền vận động người dân không bẫy bắt loài gấu ngựa, xây dựng mạng lưới bảo vệ rừng tại các thôn bản.

Công tác tuần tra, tháo gỡ bẫy tại rừng tại Khu bảo tồn được đẩy mạnh triển khai. Ảnh: HT. 

Từ sự hỗ trợ của Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC), Đội tuần tra bảo vệ rừng và tháo gỡ bẫy của Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa đã được thành lập từ tháng 10/2023 với 5 thành viên. Theo đó, mỗi tháng, Đội tổ chức 3 chuyến tuần tra, với mỗi chuyến khoảng 7 ngày. Loại bẫy thường được đặt trong khu bảo tồn là thòng lọng bằng dây cáp tự chế hoặc dây phanh xe máy, xe đạp và bẫy kẹp bằng kim loại. Những loại bẫy này nhắm đến loài động vật hoạt động dưới mặt đất như các loài chồn, cầy, các loài thú móng guốc lớn như lợn rừng, sơn dương. 

Trong những năm qua, Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa phối hợp với Tổ chức quốc tế Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam huy động nguồn lực, hỗ trợ kỹ thuật tiếp tục điều tra đa dạng sinh học để có thêm cơ sở dữ liệu khoa học, từ đó xây dựng kế hoạch bảo tồn loài trong thời gian tới. Khảo sát và giám sát quần thể gấu ngựa hiện có thông qua các biện pháp bẫy ảnh; theo dõi dấu vết và thu thập mẫu sinh học để xác định số lượng, phân bố, tình trạng sức khỏe của quần thể gấu ngựa trong khu vực.

Trong nỗ lực bảo tồn đa dạng sinh học, Ban Quản lý Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tỉnh Quảng Trị đã phối hợp với Hợp phần Bảo tồn đa dạng sinh học thuộc do Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ đang triển khai các hoạt động đồng bộ từ phát triển sinh kế, tăng cường năng lực về quản lý, giám sát đa dạng sinh học. Đồng thời, áp dụng công nghệ trong công tác tuần tra và bảo vệ rừng và tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong các hoạt động bảo tồn tại thực địa. Thành lập các đội tuần tra rừng và tháo gỡ bẫy, tổ chức các hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về bảo tồn đa dạng sinh học và giảm nhu cầu tiêu thụ động vật hoang dã...

Tỉnh Quảng Trị hiện có hơn 248.189ha rừng, là vùng có tính đa dạng sinh học cao. Hệ động, thực vật phong phú, đa dạng với hơn 110 loài thú, 198 loài chim, 83 loài lưỡng cư, bò sát, hơn 72 loài cá và khoảng 2.152 loài thực vật. Trong đó có nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm như: gà lôi lam mào trắng, sao la, bò tót, mang lớn, thỏ vằn; đỉnh tùng, lan hài, trầm hương... Đến nay, toàn tỉnh đã thành lập được 3 Khu Bảo tồn thiên nhiên; 2 khu rừng bảo vệ cảnh quan; 1 Hành lang đa dạng sinh học kết nối Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông và Khu Bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa, nhằm duy trì và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học nói chung và bảo vệ các loài động, thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý hiếm nói riêng.

 

 

Thu Hà 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline