Hotline: 0941068156

Thứ tư, 08/05/2024 09:05

Tin nóng

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Thứ tư, 08/05/2024

Bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Tà Xùa

Thứ tư, 31/01/2024 08:01

TMO - Rừng đặc dụng Tà Xùa (Sơn La) có giá trị về bảo tồn sinh học và phòng hộ rất lớn. Việc triển khai các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn được tỉnh Sơn La đẩy mạnh triển khai.

Nằm ở sườn đông nam của dãy Hoàng Liên Sơn, rừng đặc dụng Tà Xùa có tổng diện tích hơn 17.650 ha, chia làm 3 phân khu chính: phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 15.211 ha; phân khu phục hồi sinh thái 2.439 ha; phân khu dịch vụ hành chính 1 ha, thuộc địa bàn các xã Mường Thải, Suối Tọ (Phù Yên), xã Háng Đồng, Tà Xùa (Bắc Yên). Bên cạnh vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, rừng đặc dụng Tà Xùa còn có nhiều sinh cảnh độc đáo, có giá trị cao về bảo tồn nguồn gen, là nơi có điều kiện tốt cho các loài động vật hoang dã sinh trưởng và phát triển

Kết quả điều tra về tính đa dạng sinh học tại đây đã xác định được 5 thảm thực vật chính, gồm: Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới (đai độ cao dưới 700 m) với tổng diện tích trên 735ha, chiếm 4,4% tổng diện tích; Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới (đai độ cao từ 700 - 1.600m) có diện tích trên 8.287 ha, chiếm 49,7%; Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới ẩm núi thấp tầng trên (đai độ cao từ 1.600 - 2.400m) có diện tích trên 3.880ha, chiếm 23,3% tổng diện tích; Kiểu rừng kín lá rộng thường xanh ôn đới lạnh núi vừa tầng trên (đai độ cao trên 2.400m) có diện tích trên 802 ha, chiếm 4,8%; thảm cây nông nghiệp, dân cư và sông suối có diện tích gần 3.000ha, chiếm 17,8%.

Khu vực rừng đặc dụng Tà Xùa sở hữu đa dạng sinh học cao, được địa phương này đặc biệt chú trọng bảo tồn. 

Về thực vật rừng, ghi nhận 782 loài thực vật bậc cao có mạch, xuất hiện trong 504 chi, 161 họ của 5 ngành thực vật. Trong đó, có đến 123 loài nguy cấp, quý hiếm. Gồm: Sách đỏ Việt Nam 2007 có 57 loài, IUCN 2023 có 21 loài và Nghị định 84/2021/NĐ-CP có 76 loài. Đặc biệt, lần đầu tiên ghi nhận được vùng phân bố thứ 2 của loài Vân sam fansipan - Abies delavayi subsp Fansipanensis. Đây là loài đặc hữu hẹp của Việt Nam, từ trước đến nay mới chỉ biết đến sự hiện diện của loài tại Vườn quốc gia Hoàng Liên.

Về hệ động vật rừng có xương sống, đã xác định được 361 loài động vật, trong đó: Lớp thú có 60 loài thú, 15 họ, 15 loài thú quý hiếm, nguy cấp. Lớp chim ghi nhận 215 loài, 55 họ; 31 loài quý hiếm, nguy cấp. Lớp bò sát ghi nhận 35 loài, 14 họ, 2 bộ; 13 loài quý hiếm, nguy cấp. Lớp lưỡng cư ghi nhận 28 loài, 6 họ, 1 bộ; 3 loài quý hiếm, nguy cấp. Quá trình điều tra, đánh giá, đã xác định được các mối đe dọa đến đa dạng sinh học: Dọn thảm tươi trồng lâm sản phụ; khai thác củi làm chất đốt; chăn thả gia súc trên rừng và đất rừng; khai thác lâm sản ngoài gỗ; một số mối đe dọa gián tiếp (gia tăng dân số, đói nghèo, thiếu việc làm); năng lực và công tác quản lý bảo vệ rừng.

Rừng đặc dụng Tà Xùa trải dài trên khu vực có đồng bào Mông, Mường, Dao, Kinh cùng sinh sống (đồng bào Mông chiếm 70%). Nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, diện tích đất canh tác rộng nhưng độ dốc lớn, cùng với quá trình làm nương từ lâu đời đã làm rửa trôi lớp đất mặt, năng suất cây trồng thấp, nên một bộ phận người dân sống phụ thuộc vào rừng, chưa chủ động phát triển rừng, tình trạng săn bắt thú rừng vẫn diễn ra. Mặt khác, diện tích rừng hiện còn tập trung ở khu vực xa dân cư, vùng giáp ranh, do đó việc kiểm tra, truy quét các đối tượng vi phạm gặp khó khăn. Nhiều khu rừng xen lẫn với vùng canh tác nông nghiệp, vào mùa làm nương nguy cơ tiềm ẩn cháy rừng và lấn chiếm rừng cao... Chính vì vậy, nhiều hệ sinh thái và môi trường sống bị thu hẹp diện tích; các loài cây dược liệu quý cũng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng.

Tỉnh Sơn La xác định công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại Tà Xùa là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên chỉ đạo các đơn vị liên quan như Hạt kiểm lâm huyện Bắc Yên, Phù Yên, Ban quản lý Rừng đặc dụng Tà Xùa, các địa phương trong lâm phần rừng đều tích cực đẩy mạnh công tác bảo vệ rừng. Ngoài công tác tuyên truyền, các địa phương còn đưa nhiều mô hình phát triển sản xuất, tạo sinh kế, hỗ trợ sản xuất, giao khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng cho bà con sinh sống ở vùng đệm, vùng lõm của rừng như trồng thảo quả, sa nhân. Nâng cao nhận thức cho cộng đồng và bảo tồn đa dạng sinh học; Giải pháp phát triển kinh tế xã hội; Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; Giải pháp về cơ chế chính sách và giải pháp về khoa học công nghệ.

UBND tỉnh Sơn La giao các Sở, ngành địa phương triển khai công tác bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng đặc dụng Tà Xùa. 

Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá về đa dạng sinh học tại khu vực này, UBND tỉnh giao Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa công bố, công khai kết quả thực hiện nhiệm vụ Điều tra đa dạng sinh học và xây dựng danh mục các loài động thực vật tại khu rừng đặc dụng Tà Xùa; lưu trữ thành quả điều tra và sử dụng kết quả điều tra trong thực hiện các nhiệm vụ quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, xây dựng các chương trình, dự án nghiên cứu khoa học.

UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm thường xuyên theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa thực hiện hiệu quả các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học và các hệ sinh thái. UBND huyện Bắc Yên, Phù Yên chỉ đạo UBND các xã thuộc phạm vi của Ban quản lý rừng đặc dụng Tà Xùa và vùng đệm tăng cường phối hợp với Ban quản lý rừng tuyên truyền, vận động người dân thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, không xâm hại rừng, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học, các hệ sinh thái, phát triển bền vững khu rừng đặc dụng và vùng đệm.

 

 

Lan Anh 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline